ĐẶC ĐIỂM CỦA TẦNG CÂY CAO TRONG RỪNG THỨ SINH TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA NẶM PUI, TỈNH SAYABURY, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


Các tác giả

  • Bouaphanh Chanthavong Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Sayabury, Lào
  • Nguyễn Văn Tứ Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thu Hà Trường Đại học Hà Tĩnh

Từ khóa:

Đa dạng loài, đặc điểm tầng cây cao, rừng tự nhiên, Vườn quốc gia Nặm Pui

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm của tầng cây cao trong rừng thứ sinh là rất cần thiết và có ý nghĩa trong việc xác định cơ sở đề xuất các giải pháp phục hồi rừng. Một số đặc điểm quan trọng được chú trọng nghiên cứu gồm: (i) Thành phần loài, loài cây chính và mức độ tương đồng loài; (ii) Các chỉ số đa dạng loài; (iii) Mật độ, biến động cá thể/ha theo năm và tăng trưởng bình quân về trữ lượng; (iv) Mật độ loài cây mục đích phẩm chất tốt thông qua bố trí hệ thống ô tiêu chuẩn (OTC) nghiên cứu điển hình trên 2 trạng thái rừng và 3 cấp địa hình, tầng đất trong khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã xác định trạng thái rừng I có 71 loài cây cao, trong đó có 5 loài cây chính và trên trạng thái rừng II có 43 loài cây, trong đó gồm 4 loài cây chính. Chỉ số đa dạng đạt mức độ trung bình trên toàn khu vực (R = 1 - 3) và mức độ đa dạng loài có xu hướng giảm dần theo thời gian. Mật độ cây của các lô rừng rất khác nhau, số lượng cá thể cây có chiều hướng tăng lên theo năm, tỷ lệ tăng trưởng bình quân về trữ lượng đạt 3,92%/năm. Mật độ cây cao mục đích phẩm chất tốt của các lô rừng cũng rất khác nhau, biến động từ 170 cây/ha đến 830 cây/ha.

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

28-08-2019

Cách trích dẫn

Bouaphanh Chanthavong, Văn Tứ, N., & Thị Thu Hà, N. (2019). ĐẶC ĐIỂM CỦA TẦNG CÂY CAO TRONG RỪNG THỨ SINH TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA NẶM PUI, TỈNH SAYABURY, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 033–039. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/720

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng