NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN DẠNG TRƯỚC VÀ PHƯƠNG KÉO TỚI ĐƯỜNG CONG BIẾN DẠNG VÀ ĐƯỜNG CONG ỨNG SUẤT GIỚI HẠN CỦA VẬT LIỆU TRỰC HƯỚNG THEO LÝ THUYẾT DẺO 3G + HILL


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Lục Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Thân Văn Ngọc Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Đăng Ninh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Vân Hòa Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Biến dạng trước, đường cong biến dạng, đường cong ứng suất, lý thuyết dẻo 3G + Hill

Tóm tắt

Như ta đã biết vật liệu trực hướng là những vật liệu có ba trục đối xứng vuông góc với nhau, có tính chất cơ tính khác nhau theo từng trục. Vật liệu thép tôn cán là một trong những loại vật liệu trực hướng, thường được dùng trong ngành chế tạo vỏ ô tô, vỏ máy bay, vỏ tàu thủy, vỏ TV và trong cả ngành công nghiệp thực phẩm (sản xuất bao bì, đồ hộp…). Để hạn chế những biến dạng, vết nứt, gãy, tăng khả năng sử dụng của vật liệu (ngoài miền đàn hồi của vật liệu) này thì việc nghiên cứu hướng cán và biến dạng trước rất quan trọng. Trong nghiên cứu này sử dụng  lý thuyết biến dạng dẻo mô hình kết hợp 3G và mô hình Hill (3G+Hill) để tính toán đây là một hướng vận dụng mới. Sau quá trình nghiên cứu, thí nghiệm với 2 hướng kéo so với phương chính góc 450 và 600, trong hai trường hợp có biến dạng trước  ε = 0,09 mm và không có biến dạng trước. Với mỗi hướng kéo số lượng mẫu  thí nghiệm là 7 với các kích thước chiều rộng khác nhau như 50 mm, 70 mm, 90 mm, 110 mm, 130 mm, 150 mm, 170 mm và chiều dài mỗi mẫu là như nhau 190 mm. Kết quả cho thấy biến dạng trước ảnh hưởng rất lớn đến đường cong biến dạng cuối của vật liệu, làm cho biến dạng cuối cùng nhỏ hơn so với trường hợp không có biến dạng trước, điều này có ý nghĩa hạn chế sự biến dạng sau khi chịu lực, kéo dài thời gian sử dụng của vật liệu. Trong khi đó đường cong ứng suất không phụ thuộc vào hướng kéo cũng như biến dạng trước.

Tải xuống

Số lượt xem: 32
Tải xuống: 29

Đã Xuất bản

28/12/2019

Cách trích dẫn

Thị Lục, N., Văn Ngọc, T., Đăng Ninh, N., & Thị Vân Hòa, N. (2019). NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN DẠNG TRƯỚC VÀ PHƯƠNG KÉO TỚI ĐƯỜNG CONG BIẾN DẠNG VÀ ĐƯỜNG CONG ỨNG SUẤT GIỚI HẠN CỦA VẬT LIỆU TRỰC HƯỚNG THEO LÝ THUYẾT DẺO 3G + HILL. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 114–122. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/698

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả