NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH XẺ CỦA CƯA VÒNG ĐỨNG TRONG DÂY CHUYỀN XẺ GỖ TỰ ĐỘNG


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Lục Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chi phí năng lượng riêng, cưa vòng đứng, độ mấp mô bề mặt, năng suất xẻ, thông số tối ưu

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thiết lập mô hình toán học tối ưu, trong quá trình xẻ trên máy cưa vòng đứng thuộc dây chuyền xẻ gỗ tự động do Đề tài cấp Nhà nước mã số ĐTĐL.CN-10/16 thiết kế, chế tạo. Nghiên cứu đã lựa chọn 6 thông số, với 2 hàm mục tiêu và 1 hàm điều kiện, để giải được bài toán tối ưu này bài báo sử dụng phương pháp đồng dạng và thứ nguyên trong nghiên cứu thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu khi xẻ gỗ Tần Bì đã tìm ra được giá trị tối ưu của một số thông số: Sức căng ban đầu S0 =1867 (N), vận tốc cắt v = 55 (m/s), vận tốc đẩy uc = 0,123(m/s), góc cắt δ =  58 (độ), chiều rộng tấm ván xẻ H = 44 (cm) tương ứng với đường kính gỗ d = 62 (cm). Khi đó thì chi phí năng lượng riêng Ar min = 1,72 (kWh/m2) và độ mấp mô bề mặt ván xẻ Ramin = 0,173 (mm), năng suất trung bình cần xẻ Πv = 3,12 (m3/h), như vậy năng suất đạt được đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Tải xuống

Số lượt xem: 41
Tải xuống: 19

Đã Xuất bản

21/06/2022

Cách trích dẫn

Thị Lục, N. (2022). NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA QUÁ TRÌNH XẺ CỦA CƯA VÒNG ĐỨNG TRONG DÂY CHUYỀN XẺ GỖ TỰ ĐỘNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 114–123. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/456

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ