NHÂN GIỐNG CÂY RÂU MÈO (Orthosiphon aristatus (Blume) Miq.) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO


Các tác giả

  • Trần Việt Hà Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Chu Sĩ Cường Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công an
  • Ngô Thị Phấn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đoàn Thị Thu Hương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Việt Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cảm ứng tạo đa chồi, cây Râu mèo, nuôi cấy in vitro

Tóm tắt

Cây Râu mèo (Orthosiphon aristatus (Blume) Miq.) là loài cây dược liệu có giá trị dược lý cao, hiện đang bị khai thác quá mức dẫn đến nguồn gen bị cạn kiệt. Quy trình nhân giống cây Râu mèo bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro đã được nghiên cứu thành công. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cành bánh tẻ chứa mắt ngủ được khử trùng bề mặt bằng ethanol 70% trong 1 phút, tiếp theo bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong 9 phút và nuôi cấy trên môi trường MS cơ bản bổ sung 30 g/l sucrose và 6,5 g/l agar, cho tỷ lệ mẫu sạch là 96,84%. Cảm ứng tạo đa chồi trên môi trường MS cơ bản bổ sung 0,5 mg/l 6-Benzyl amino purine (6-BAP), 0,3 mg/l Kinetin, 0,1 mg/l α-Naphthalen acetic acid (α-NAA), 30 gr/l sucrose và 6,5 gr/l agar, cho tỷ lệ chồi hữu hiệu là 76,75% và hệ số nhân chồi đạt 17,44 lần/chu kỳ nhân giống sau 6 tuần nuôi cấy. Tỷ lệ chồi ra rễ 96,70%, số rễ trung bình đạt 3,77 rễ/cây và chiều dài rễ trung bình 3,9 cm khi nuôi trên môi trường MS cơ bản bổ sung 0,5 mg/l α-NAA, 20 gr/l sucrose và 6,5 gr/l agar sau 6 tuần nuôi cấy. Quy trình nhân giống cây Râu mèo thành công có ý nghĩa lớn trong bảo tồn và phát triển loài cây dược liệu quý, đồng thời có thể áp dụng vào thực tiễn phục vụ sản xuất cây giống chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nguồn cây giống hiện nay. 

Tải xuống

Số lượt xem: 115
Tải xuống: 34

Đã Xuất bản

28/10/2019

Cách trích dẫn

Việt Hà, T., Sĩ Cường, C., Thị Phấn, N., Thị Thu Hương, Đoàn, & Văn Việt, N. (2019). NHÂN GIỐNG CÂY RÂU MÈO (Orthosiphon aristatus (Blume) Miq.) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 003–009. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/651

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng