NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỘ KIT PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH Ở GIA SÚC, GIA CẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR (Polymerase Chain Reaction)


Các tác giả

  • Hà Bích Hồng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Hải Đăng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Thu Trang Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đỗ Văn Hiệp Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Văn Thắng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cầu trùng, Clostridium perfringens, Eimeria sp, Kit, PCR

Tóm tắt

Bệnh truyền nhiễm được xem như là trở ngại lớn gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bền vững của ngành chăn nuôi (gia súc và gia cầm). Ở Việt Nam, công tác chẩn đoán bệnh trên gia cầm chủ yếu dựa vào những triệu chứng và các vết bệnh tích ở vật chủ; hình thái, cấu tạo và hoạt tính sinh học của các tác nhân gây bệnh. Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc và thuốc kháng sinh đối với những bệnh có triệu chứng tương đồng nhau. Tình trạng sử dụng thuốc và thuốc kháng sinh không hiệu quả dẫn đến bệnh không được tiêu diệt triệt để, hình thành những ổ dịch tự nhiên, và thúc đẩy tích lũy các đột biến ở các tác nhân gây bệnh. Với sự phát triển của lĩnh vực sinh học phân tử, tiêu biểu là kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) đã kéo theo hàng loạt các thành tựu khoa học mang tính ứng dụng cao. Phương pháp PCR giúp chẩn đoán sớm và nhanh những bệnh ở gia súc, gia cầm nhằm tìm ra tác nhân gây bệnh chính xác từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả cũng như chống bùng phát dịch. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phát triển thành công hai bộ kit phát hiện bệnh cầu trùng ở gà do ký sinh trùng Eimeria sp. gây ra và bệnh viêm ruột hoại tử ở lợn do vi khuẩn Clostridium perfringens gây nên bằng kỹ thuật PCR. Quy trình để phát hiện bệnh được tối ưu với tổng thời gian xét nghiệm là 4 giờ tính từ lúc nhận mẫu bệnh phẩm tới lúc đưa trả kết quả. Đây là một hướng ứng dụng hiệu quả của kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại vào trong thực tiễn góp phần đưa dịch vụ xét nghiệm bệnh trên gia súc, gia cầm trở nên đơn giản và phổ biến hơn.

Tài liệu tham khảo

Đỗ Tiến Duy và Nguyễn Tất Toàn (2015), Phát triển quy trình multiplex PCR phát hiện mầm bệnh vi khuẩn và virus gây rối loạn hô hấp trên heo, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Số 7, Tập 22, 28-36.

Đỗ Tiến Duy và Nguyễn Tất Toàn, Nguyễn Thị Thu Năm, Lê Thanh Hiền, Nguyễn Thị Phước Ninh (2016), Xác định sự hiện diện Duck Circovirus và Reimerella Anatipestifer từ các ca bệnh bại huyết trên vịt bằng kỹ thuật PCR, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Số 6, 14-21.

Nguyễn Đình Quát, Lê Thị Tuyết Toan, Phạm Ngọc Như Ý, Nguyễn Thị Thu Năm, Nguyễn Thị Phước Ninh (2015), Chẩn đoán Actinobacillus Pleuropneumoniae (APP) và xác định typ 1,2,5,8 bằng kỹ thuật PCR, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, Số 3, 15-20.

Neil A. Campbell và Jane B. Reece (2008), Sinh học tái bản lần 4 (Biology 4th Fourth Edition).

S. Fernandez, A.H. Pagotto, M.M. Furtado, A.M. Katsuyama, A.M. Madeira, A. Gruber (2003), A multiplex PCR assay for the simultaneous detection and discrimination of the seven Eimeria species that infect domestic fowl, Parasitology, Vol.127, No.4, 317-325.

F. Kawahara, K. Taira, S. Nagai, H, Onaga, M. Onuma, T. Nunoya (2008), Detection of five avian Eimeria species by species-specific real-time polymerase chain reaction, 10.1637/8351-050908-Reg.1.

Hakan Kalender (2004), Isolation of Clostridium perfringens from Chickens and Detection of the Alpha Toxin Gene by Polymerase Chain Reaction (PCR), Turk J Vet Anim Sci, Vol.29, No.3, 847-851.

H. Hamidinejat, M.R. Seifiabad Shapouri, M. Mayahi, M.P. Borujeni (2010), Characterization of Eimeria Species in Commercial Broilers by PCR Based on ITS1 Regions of rDNA, Iranian J Parasitol, Vol.5, No.4, 48-54.

J. Wu, WW. Zhang, B. Xie, M. Wu, X. Tong, J. Kalpoe, D. Zhang (2008), Detection and Toxin Typing of Clostridium perfringens in Formalin-Fixed, Paraffin-Embedded Tissue Samples by PCR, 10.1128/JCM.01324-08.

N. Mohammadi, B. Kazemi, G. Roozkhosh, K. Masoomi, M. T. Farghadani (2015), A simple, Inexpensive and Safe Method for DNA Extraction of Frigid and Clotted Blood Samples, Novelty in Biomedicine, Vol.3, No.3, 10.22037/nbm.v3i3.9507.

J. I. Rood, S. T. Cole (1991), Molecular genetics and pathogenesis of Clostridium perfringens, Microbiol Rev, Vol.55, No.4, 621-648.

R. F. Wang, W. W. Cao, W. Franklin, W. Campbell, C. E. Cerniglia. (1994), A 16S rDNA-based PCR method for rapid and specific detection of Clostridium perfringens in food, 10.1006/mcpr.1994.1018.

S. M. Man, N. O. Kaakoush, S. Octavia, H. Mitchell (2010), The Internal Transcribed Spacer Region, a New Tool for Use Species Differentiationn and Delineation of Systematic Relationships within the Campylobacter Genus, Appl Environ Microbiol, Vol.76, No.10, 3071-3081.

S. El-Ashram, I. Al-Nasr, X. Suo (2016), Nuleic Acid protocols: Extraction and Optimization, Biotechnol Rep (Amst), Vol.12, 33-39.

https://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/8045602-.html.

www.vjol.info/index.php/kk-ty/article/view/8563/7950.

Tải xuống

Số lượt xem: 166
Tải xuống: 63

Đã Xuất bản

10/04/2020

Cách trích dẫn

Bích Hồng, H., Hải Đăng, N., Thị Thu Trang, N., Văn Hiệp, Đỗ, & Văn Thắng, B. (2020). NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỘ KIT PHÁT HIỆN SỚM MỘT SỐ BỆNH Ở GIA SÚC, GIA CẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR (Polymerase Chain Reaction). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 017–024. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/582

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng