ĐA DẠNG CÂY GỖ VÀ TRỮ LƯỢNG CARBON TRÊN MẶT ĐẤT TRONG KIỂU RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở HUYỆN TUY ĐỨC TỈNH ĐĂK NÔNG


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Hợp Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Bùi Hữu Quốc Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam Bộ
  • Nguyễn Văn Quý Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

đa dạng cây gỗ, Quảng Tâm, sinh khối, trạng thái rừng, trữ lượng carbon

Tóm tắt

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đa dạng cây gỗ và trữ lượng carbon trên mặt đất của các trạng thái rừng (TTR) trong kiểu rừng lá rộng thường xanh ở xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Thông qua phân tích định lượng một số chỉ số đa dạng thực vật và phương trình sinh khối trên mặt đất từ dữ liệu của 20 ô tiêu chuẩn (OTC) (5 ô 500m2/mỗi TTR). Kết quả cho thấy, tổng số 86 loài, 70 chi thuộc 41 họ cây gỗ đã được ghi nhận, trong đó 14 loài có giá trị bảo tồn được liệt kê trong Nghị định 06/2019 của Chính phủ, Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ IUCN (2020). Một số chỉ số định lượng đa dạng cây gỗ đã được xác định bao gồm: chỉ số Simpson (Cd) từ 0,12-0,24; Shannon-Wiener (H’) từ 1,85-2,37, trung bình là 2,14; tỷ lệ hỗn loài (Hl) từ 0,27-0,36; Margalef (d) từ 6,48-8,96; chỉ số (β) từ 5,44-8,11; chỉ số tương đồng (SI) từ 0,34-0,59 cho thấy tính đa dạng thực vật thân gỗ của các TTR ở mức độ thấp. Tổng sinh khối và trữ lượng carbon trung bình trên mặt đất của các TTR biến động từ 72,6 (tấn/ha) và 36,3 (tấn/ha) đến 306,1 (tấn/ha) và 153,1 (tấn/ha). Tổng sinh khối và trữ lượng carbon của các OTC giữa các TTR biến động từ 29,9 (tấn/ha) và 15,0 (tấn/ha) ở OTC 2 đến 347,1 (tấn/ha) và 173,6 (tấn/ha) (OTC 20). Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ tính đa dạng và khả năng tích lũy carbon trên mặt đất đồng thời cung cấp dữ liệu tham khảo cho việc xác định và chi trả dịch vụ môi trường rừng ở địa phương.

Tải xuống

Số lượt xem: 27
Tải xuống: 6

Đã Xuất bản

14-03-2021

Cách trích dẫn

Văn Hợp, N., Hữu Quốc, B., & Văn Quý, N. (2021). ĐA DẠNG CÂY GỖ VÀ TRỮ LƯỢNG CARBON TRÊN MẶT ĐẤT TRONG KIỂU RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở HUYỆN TUY ĐỨC TỈNH ĐĂK NÔNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 092–101. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/541

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>