NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THÍCH ỨNG SINH KẾ LÊN NGUỒN LỰC SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN VEN BIỂN ĐỐI VỚI CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI


Các tác giả

  • Phạm Thị Lam Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Lê Thi Thu Hà Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Từ khóa:

biến đổi khí hậu, nguồn lực sinh kế, ngư dân ven biển, Quảng Ngãi, thích ứng sinh kế, thời tiết cực đoan

Tóm tắt

Biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan bao gồm bão, lũ mưa cực đoan hay sốc nhiệt đang tác động tiêu dực đến sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển. Tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 34,38% người dân sống ở khu vực nông thôn, với nguồn sinh kế chính từ biển. Khu vực Quảng Ngãi cũng được chứng minh là nơi dễ bị tổn thương bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan (Extreme Weather Events: EWEs). Biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan đã tạo ra những áp lực lớn buộc người dân phải có những biện pháp thích ứng để giảm thiểu tác động của EWEs và cải thiện khả năng phục hồi. Tiếp cận thích ứng và tiếp cận sinh kế đã được sử dụng để mô tả và phân tích kết quả các thích ứng sinh kế (Livelihood Adaptations - LAs) thông qua sự thay đổi nguồn lực sinh kế (Livelihood Capital Resources - LCRs). Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA đã chỉ ra được hệ số điều chỉnh của LAs lên LCRs trong vòng 20 năm tại tỉnh Quảng Ngãi. Các hành vi thích ứng cũng như sự thay đổi hành vi do tác động của EWEs không phải lúc nào cũng thuận lợi đối với các nhà khoa học xã hội kết hợp với các nhà khoa học biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh tác động của EWEs và với sự thay đổi đồng thời của các yếu tố khác (môi trường, kinh tế, xã hội), nghiên cứu thích ứng sẽ có những hạn chế. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở để lựa chọn các biện pháp can thiệp, các chính sách và chiến lược phù hợp trong tương lai.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

23-12-2021

Cách trích dẫn

Thị Lam, P., & Thi Thu Hà, L. (2021). NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THÍCH ỨNG SINH KẾ LÊN NGUỒN LỰC SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN VEN BIỂN ĐỐI VỚI CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 162–173. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/482

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển