ĐO LƯỜNG SỰ THAY ĐỔI HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Trần Hoài Nam Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
  • Đỗ Minh Hoàng Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

Từ khóa:

bò sữa, Đơn Dương, hàm sản xuất tối đa, hiệu quả kỹ thuật

Tóm tắt

Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp ước lượng hàm sản lượng tối đa (frontier production fuction) để ước tính hiệu quả kỹ thuật của các hộ chăn nuôi. Số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 600 hộ chăn nuôi bò sữa trong năm 2016 và năm 2020 trên địa bàn huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình đạt được của nhóm hộ điều tra là 88,47% (năm 2016) và 89,97 (năm 2020) nghĩa là với mức đầu vào hiện đang sử dụng thì năng suất bình quân thực so với mức năng suất tối đa mới chỉ đạt 88,47% (năm 2016) và 89,97 (năm 2020), mặc dù hiệu quả kỹ thuật của hộ chăn nuôi bò sữa năm 2020 có cải thiện hơn năm 2016 nhưng mức cải thiện này vẫn còn khá thấp. Bên cạnh đó, kết quả ước lượng mô hình chỉ ra các yếu tố đầu vào trong năm 2020 có tác động tích cực tới năng suất bò sữa hơn so với năm 2016, trong đó biến quy mô chăn nuôi có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất bò sữa.

Tải xuống

Số lượt xem: 19
Tải xuống: 15

Đã Xuất bản

08-11-2021

Cách trích dẫn

Hoài Nam, T., & Minh Hoàng, Đỗ. (2021). ĐO LƯỜNG SỰ THAY ĐỔI HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 166–174. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/424

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả