NẤM Ceratocystis manginecans GÂY BỆNH CHẾT HÉO CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM


Các tác giả

  • Nguyễn Minh Chí Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Bạch đàn, bệnh chết héo, Ceratocystis manginecans, Keo, phòng trừ, rừng trồng

Tóm tắt

Các loài nấm thuộc chi Ceratocystis là một trong những nhóm sinh vật gây bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại lớn đối với ngành lâm nghiệp thế giới. Nấm Ceratocystis manginecans đã được ghi nhận là một trong những nguồn bệnh nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng rất lớn đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam. Chúng đã được ghi nhận là sinh vật gây bệnh chết héo trên bảy loài cây trồng lâm nghiệp gồm: Keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn camal, Bạch đàn uro, Sưa và Lát hoa. Hoạt động trồng rừng kinh tế của Việt Nam đã chịu những thiệt hại rất lớn bởi bệnh chết héo do nấm C. manginecans, tỷ lệ và mức độ bị bệnh trên rừng trồng ngày càng nghiêm trọng. Các nghiên cứu đã xác định được một số loại thuốc hóa học, thuốc sinh học, các kỹ thuật tỉa cành phù hợp góp phần hạn chế hiệu quả bệnh chết héo. Các nghiên cứu chọn giống cũng đã xác định được một số giống Keo, Bạch đàn và Lát hoa có khả năng chống chịu bệnh tốt nhưng cần tiếp tục được theo dõi trên rừng trồng. Ngoài ra, cần sớm hoàn thiện quy trình phòng chống và tăng cường sự phối hợp của các chủ rừng với các nhà khoa học và cán bộ bảo vệ thực vật để quản lý hiệu quả bệnh chết héo do nấm C. manginecans.

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 3

Đã Xuất bản

28-02-2022

Cách trích dẫn

Minh Chí, N. (2022). NẤM Ceratocystis manginecans GÂY BỆNH CHẾT HÉO CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ Ở VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 046–052. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/362

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường