HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH TRONG QUẢN LÝ SÂU ĐỤC NGỌN CÂY LÁT HOA (Chukrasia tabularis) TẠI TỈNH HÒA BÌNH VÀ NGHỆ AN


Các tác giả

  • Nguyễn Minh Chí Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Hypsipyla robusta, kỹ thuật lâm sinh, Lát hoa, Sâu đục ngọn

Tóm tắt

Lát hoa là loài cây gỗ có giá trị cao và được trồng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng loài cây này trong trồng rừng kinh doanh gỗ lớn gặp trở ngại bởi Sâu đục ngọn gây hại. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của các thí nghiệm phân bón, phương thức trồng và chăm sóc rừng đến sinh trưởng và khả năng phòng chống Sâu đục ngọn tại Hòa Bình và Nghệ An. Kết quả cho thấy cây Lát hoa sinh trưởng chiều cao tốt nhất ở công thức bón liều lượng 300 g NPK (5-10-3). Ngoài ra, mức độ bị Sâu đục ngọn giảm 65,9% tại Hòa Bình và 81,7% tại Nghệ An ở công thức bón phân nêu trên so với đối chứng. Mặc dù sinh trưởng chiều cao của cây Lát hoa được trồng phân tán trong vườn chè và trồng làm giàu rừng kém hơn so với trồng dưới tán rừng trồng keo nhưng hiệu quả phòng chống Sâu đục ngọn của hai phương pháp này đạt 51,9% tại Hòa Bình và 74,1% tại Nghệ An so với đối chứng (trồng thuần loài). Biện pháp cắt bỏ ngọn đang bị sâu hại để diệt Sâu đục ngọn có hiệu quả cao nhất, đạt 73,9% so với đối chứng. Các kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để triển khai giải pháp phòng chống tổng hợp Sâu đục ngọn Lát hoa ở rừng trồng.

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 9

Đã Xuất bản

31-03-2022

Cách trích dẫn

Minh Chí, N. (2022). HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH TRONG QUẢN LÝ SÂU ĐỤC NGỌN CÂY LÁT HOA (Chukrasia tabularis) TẠI TỈNH HÒA BÌNH VÀ NGHỆ AN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 041–047. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/336

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường