TỐI ƯU ĐIỀU KIỆN TÁCH CHIẾT TINH DẦU TỪ LÁ XÁ XỊ (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CELLULASE


Các tác giả

  • Vũ Kim Dung Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Sỹ Dũng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Văn Sâm Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cellulas, thành phần hóa học, tinh dầu, tối ưu, xá xị

Tóm tắt

Tinh dầu xá xị là nguồn dược liệu quý, nhiều tác dụng: chống đái tháo đường, chống viêm, hạ huyết áp, kháng khuẩn, chống oxy hóa, tan máu, hoạt hóa glycosidase… Tinh dầu từ lá xá xị được thu nhận bằng phương pháp chưng cất lôi cuối hơi nước sử dụng cellulase hỗ trợ xử lý nguyên liệu trước khi chưng cất. Với việc sử dụng phần mềm Design-Expert 12 và quy hoạch thực nghiệm bậc 2 Box-Benken với 3 nhân tố nghiên cứu pH (4 - 6), nhiệt độ (30 – 60oC), tốc độ lắc (0 – 200 vòng/phút), đã xác định được điều kiện tối ưu thu nhận tinh dầu xá xị cao nhất đạt 1,75% với điều kiện pH 5,0; tỷ lệ enzym 1,5%; nhiệt độ 37oC với tốc độ lắc 193 vòng/phút, trong 3 giờ. Hàm lượng tinh dầu tăng 25% so với trước khi tối ưu và tăng 44,6% so với khi không sử dụng enzyme. Kết quả phân tích GC-MS cho thấy tinh dầu từ lá xá xị khi xử lý nguyên liệu với enzyme đã giúp tách được nhiều chất hơn (29 chất) so với đối chứng (27 chất) và làm thay đổi rõ rệt tỷ lệ % của một số chất quan trọng: hàm lượng Cineole đạt 34,60%, Camphor đạt 23,28%. Các thành phần chính trong tinh dầu lá xá xị bao gồm: Cineole, Camphor, Terpineol, Sabinene, Terpinen-4-ol. Tinh dầu xá xị có khả năng kháng 7 chủng vi khuẩn (E. coli, S. typhimurium, Shigella sp, B. cereus, B. subtilis, B. licheniformis, B. megaterium) và 02 chủng nấm (A. niger, Trichoderma spp) thử nghiệm với đường kính vòng kháng khuẩn 40-67 mm. Nghiên cứu này cho phép chiết xuất tinh dầu xá xị có tiềm năng ứng dụng lớn trong lĩnh vực y dược, mỹ phẩm và thực phẩm.

Tải xuống

Số lượt xem: 254
Tải xuống: 178

Đã Xuất bản

25/12/2023

Cách trích dẫn

Kim Dung, V., Sỹ Dũng, L., & Văn Sâm, H. (2023). TỐI ƯU ĐIỀU KIỆN TÁCH CHIẾT TINH DẦU TỪ LÁ XÁ XỊ (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CELLULASE. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 012–021. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/286

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng