Sự kết nhóm sinh thái giữa một số loài cây gỗ trong rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai


Các tác giả

  • Lê Văn Long Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
  • Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Thêm Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Tp. HCM
  • Tiến sí Lê Hồng Việt
  • Tiến sĩ Đào Thị Thùy Dương
  • Tiến sĩ Lê Văn Cường

Từ khóa:

Bảng chéo 2×2, loài cây gỗ, nhóm sinh thái, kết nhóm sinh thái, hệ số kết nhóm.

Tóm tắt

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về sự kết nhóm sinh thái giữa một số loài cây gỗ trong rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới (Rkx) ở giai đoạn ổn định tại khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định sự kết nhóm sinh thái giữa các loài cây gỗ ưu thế và đồng ưu thế trong kiểu rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới tại khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai. Số liệu nghiên cứu bao gồm 1200 ô tiêu chuẩn với kích thước 200m2. Đối tượng nghiên cứu là 4 loài Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Cầy (Irvingia malayana) và Bình linh (Vitex pinnata). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng Dầu song nàng, Dầu rái, Cầy và Bình linh là những loài cây gỗ lớn và sống ở tầng ưu thế sinh thái của kiểu Rkx tại khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai. Sự có mặt của Dầu song nàng, Dầu rái, Cầy và Bình linh trong các quần xã thực vật của kiểu rừng này đã hình thành 2 nhóm sinh thái rõ rệt. Nhóm 1: Dầu rái + Dầu song nàng + Bình linh. Nhóm 2: Dầu song nàng + Bình linh + Cầy.

Tài liệu tham khảo

. P.W. Richards (1970). Rừng mưa nhiệt đới (Vương Tất Nhị dịch). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tập II, 280 trang.

. G. N. Baur (1979). Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. Vương Tấn Nhị dịch, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 599 trang.

. Nguyễn Văn Trương (1984). Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 200 trang.

. Thái Văn Trừng (1999). Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 566 trang.

. Đào Thị Thùy Dương (2019). Đặc điểm sinh thái tái sinh của Dầu con rái (Dipterocarpus alatus Roxb) dưới tán rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai. Luận án Tiến sỹ lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, 155 trang.

. Lê Văn Long (2019). Đặc điểm lâm học của những loại hình quần xã thực vật thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai. Luận án Tiến sỹ lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, 146 trang.

. Lê Văn Long., Nguyễn Văn Thêm., Lê Văn Cương. & Phùng Thị Tuyến. (2024). Phân tích sự cạnh tranh giữa các loài cây gỗ trong rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai. Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp. 3(46-54).

. Lê Hồng Việt., Nguyễn Văn Thêm. & Phạm Minh Toại. (2022). Hàm ước lượng tỷ lệ cây họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae) trong rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai. Tạp chí khoa học và công nghệ lâm nghiệp. 2: 32-40.

. P.V. Huong & L.V. Cuong (2022). The ecological interaction between endangered, precious and rare woody species in rich forest community of Tanphu protection forest, Vietnam. Biodiversitas: Journal of Biological Diversity. 23(12): 6119-6127.

. N.V. Quy, P.V. Dien, B.T. Doi & N.H. (2023). Hai (2023). Niche and Interspecific Association of Dominant Tree Species in an Evergreen Broadleaved Forest in Southern Vietnam. Moscow University Biological Sciences Bulletin. 78(2): 89-99.

. Trần Hợp. & Nguyễn Bội Quỳnh. (2003). Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, 873 trang.

. В.И. Василевич (1969). Статические методы в геоботанике. Издательство наука. Ленинградское oтделение. 230 cтр.

Đã Xuất bản

30/09/2024

Cách trích dẫn

Lê Văn Long, T. sĩ, Nguyễn Văn Thêm, P. G. sư, tiến sĩ, Lê Hồng Việt, T. sí, Đào Thị Thùy Dương, T. sĩ, & Lê Văn Cường, T. sĩ. (2024). Sự kết nhóm sinh thái giữa một số loài cây gỗ trong rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú, Tỉnh Đồng Nai. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1731

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng