Đa dạng tài nguyên cây thuốc tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái


Các tác giả

  • Phan Văn Dũng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Ngọc Thể Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Văn Trường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phùng Thị Tuyến Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Phương Anh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Hậu Thìn Viện Nông nghiệp và Tài nguyên - Trường Đại học Vinh
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.3.2024.096-104

Từ khóa:

Đa dạng cây thuốc, giá trị bảo tồn, giá trị kinh tế, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, phổ dạng sống

Tóm tắt

Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái được thành lập theo Quyết định số 715/QĐ-UBND, với tổng diện tích 16.040,15 ha, nhằm bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, phát huy các giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học. Mục tiêu nghiên cứu đánh giá đa dạng và tiềm năng cây thuốc tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu. Thời gian điều tra, thu thập số liệu từ năm 2022 đến 2023. Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến, phương pháp phỏng vấn người dân để tiến hành nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đã xác định được 529 loài, 383 chi, 145 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Pinophyta) và Mộc lan (Magnoliophyta). Trong đó, 31 loài có giá trị bảo tồn theo đánh giá của Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 84/2021/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2019). Phổ dạng sống của cây thuốc ở Nà Hẩu là Ph = 7,75Mg + 9,64Me + 15,31Mi + 19,66Na + 14,93Lp + 5,67Hp + 2,84Ch + 3,95Ep.

Tài liệu tham khảo

. Ủy ban Nhân dân tỉnh Yên Bái (2006). Quyết định số 715/QĐ-UBND ngày 9 tháng 10 năm 2006 về việc thành lập Khu Bảo tồn thiên nhên Nà Hẩu, huyện Văn Yên.

. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Đại học Quốc gia Hà Nội.

. Phạm Hoàng Hộ (1999-2000). Cây cỏ Việt Nam, Quyển I, II, III. Nxb Trẻ.

. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập I. Nxb Nông nghiệp.

. Nguyễn Tiến Bân chủ biên (2003). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II. Nxb Nông nghiệp.

. Nguyễn Tiến Bân chủ biên (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập III. Nxb Nông nghiệp.

. Raunkiaer, C. (1934). The Life Form of Plants and Statistical Plant Geography. Oxford: The Clarendon Press.

. Nguyễn Bá Ngãi (1999). Phương pháp đánh giá nông thôn: Bài giảng chuyên đề Lâm nghiệp xã hội. Trường Đại học Lâm nghiệp.

. Phạm Quang Vinh & Trịnh Hải Vân (2012). Bài giảng Đánh giá nông thôn. Trường Đại học Lâm nghiệp.

. Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Lý, Nguyễn Tập, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Văn Tiến & Nguyễn Khắc Khôi (2007). Sách Đỏ Việt Nam, Phần II. Thực vật. Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

. Nguyễn Tập (2019). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam. Tạp chí Dược liệu. 6: 319 – 328.

. Chính phủ (2021). Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Tải xuống

Số lượt xem: 115
Tải xuống: 94

Đã Xuất bản

15/06/2024

Cách trích dẫn

Phan Văn Dũng, Trần Ngọc Thể, Vũ Văn Trường, Phùng Thị Tuyến, Phương Anh, B., & Trần Hậu Thìn. (2024). Đa dạng tài nguyên cây thuốc tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, tỉnh Yên Bái. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(3), 096–104. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.3.2024.096-104

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường