Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Đỗ trọng (Eucommia ulmoides Oliv.) từ hạt


Các tác giả

  • Nguyễn Quỳnh Trang Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Bùi Phương Anh Trường Đại học Lâm nghiệp
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.5.2024.020-031

Từ khóa:

Chất điều hòa sinh trưởng, Eucommia ulmoides Oliv, hạt giống, in vitro, khử trùng, tái sinh

Tóm tắt

Hạt Đỗ trọng (Eucommia ulmoides Oliv.) có đặc điểm ngủ sâu, vỏ quả phát triển dày đặc là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ nảy mầm hạt thấp. Để tìm hiểu nguyên nhân cản trở nảy mầm, hạt Đỗ trọng được bóc sạch lớp vỏ quả, đưa vào khử trùng trong trong dung dịch HgCl2 0,1% trong 5 phút rồi đưa vào môi trường nuôi cấy mô. Sau 9 tuần tất cả mẫu hạt sạch đều không nảy mầm. Hướng khác, hạt Đỗ trọng sau khi khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 5 phút được cắt bỏ ¼ chiều dài hạt để loại bỏ một phần lá mầm và lớp vỏ mượt bao ngoài lá mầm trước khi đưa vào môi trường nuôi cấy mô. Sau 5-6 tuần, tất cả các mẫu sạch đều nảy mầm tạo ra cây con hoàn chỉnh. Điều này chứng tỏ không chỉ lớp vỏ quả mà lớp vỏ mượt bao phủ rễ và lá mầm cũng ngăn cản sự nảy mầm của hạt. Để tạo cụm chồi nên cấy chuyển sang môi trường MS +1,2 mg/l BAP + 0÷0,2 mg/l NAA + 20 g/l sucrose + 10 g/l glucose + 7 g/l agar trong 4 tuần. Để tạo rễ tạo cây hoàn chỉnh sử dụng môi trường 2/3 MS + 1 mg/l NAA + 0,4 mg/l IBA + 30 g/l sucrose + 7 g/l agar. Từ kết quả đạt được có thêm hướng mới để xử lý nảy mầm với hạt giống, nhân giống in vitro từ chồi hoặc hạt Đỗ trọng.

Tài liệu tham khảo

. Stratonovich A. I. & & Sokolov S.Y. (1951). Trees and shrubs of the USSR. Moscow: Publishing House of the USSR Academy of Sciences.

. Tril A.V. (2005). Ecological and Biological Features of Eucommia ulmoides Oliv. introduced in the Northwest Caucasus and Prospects for Its . Abstract of the dissertation of the Candidate of agricultural Sciences. Maikop State University of Technology. 22p

. CHIEN T. H. (1957). Pharmacological action of Eucommia ulmoides, Oliv. The Japanese Journal of Pharmacology. 6(2): 122-137.

. Xin-Hui Xing, Akinori Ono, Kazuhiko Miyanaga, Yasunori Tanji & Hajime Unno (2001). A kinetic model for growth of callus derived from Eucommia ulmoides aiming at mass production of a factor enhancing collagen synthesis of animal cells. Mathematics and computers in simulation. 56(4-5): 463-474.

. Đinh Quốc Việt, Lê Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Thị Thanh Bình, Đỗ Thị Nga, Phan Thị Thùy Trang, Phan Thị Diệu Phan, Nguyễn Trí Quốc, Nguyễn Thị Phương Lệ Chi & Nguyễn Thị Bích Hường (2023). Hiện trạng sản xuất cây dược liệu tại vùng Nam Trung Bộ. Tạp chí Khoa học Tây Nguyên. 17(61): 68-76.

. Aleksandrovna S. G., Nguyen Quynh Trang & Grigorievna C.S. (2020). Features of the phenology of Eucommia ulmoides Oliv.(Eucommiaceae Van Tiegh.) in the humid subtropical zone of Russia. Bulletin of the Main Botanical Garden. (2): 31-38.

. Zheng G. H., Lin J. & Zhang Q. C. (1989). Study on the seed dormancy and germination of Eucommia ulmoides. Seed. 3: 8-10.

. Nguyen Quynh Trang & Zhigunov A.V. (2021). Cultivation of Eucommia ulmoides Oliv. in the nursery in St. Petersburg. Proceedings of the St. Petersburg Research Institute of Forestry. (1): 55-67.

. Zhigunov A. V. & Nguyen Quynh Trang (2020). Introduction Eucommia ulmoides Oliv. into in vitro culture. News of higher educational institutions. Forest Magazine. 5(377): 38-50.

. Nguyễn Hải Tuất & Nguyễn Trọng Bình (2005). Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

. Namimatsu S., Chen R., Nakadozono Y., Bamba T., Nakazawa Y. & Gyokusen K. (2008). Efficient regeneration of Eucommia ulmoides from hypocotyl explant. Biologia plantarum. 52: 713-717.

. Chen L. J, Hu T. & Huang L. (1995). A protocol toward multiplication of the medicinal tree, Eucommia ulmoides Oliver. In Vitro Cellular & Developmental Biology-Plant. 31: 193-198.

. Agusti J., Merelo P., Cercós M., Tadeo F. R. & Talón M. (2009). Comparative transcriptional survey between laser-microdissected cells from laminar abscission zone and petiolar cortical tissue during ethylene-promoted abscission in citrus leaves. BMC Plant Biology. 9: 1-20.

. Nguyễn Đức Lượng & Lê Thị Thủy Tiên (2002). Công nghệ tế bào. NXB Đại học Quốc Gia, TP. Hồ Chí Minh.

Tải xuống

Số lượt xem: 75
Tải xuống: 122

Đã Xuất bản

15/10/2024

Cách trích dẫn

Nguyễn Quỳnh Trang, & Phương Anh, B. (2024). Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Đỗ trọng (Eucommia ulmoides Oliv.) từ hạt. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(5), 020–031. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.5.2024.020-031

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả