Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro lan hồ điệp M8


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Tiến Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau Quả
  • Nguyễn Thị Huế Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau Quả
  • Dương Văn Minh Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau Quả
  • Nguyễn Văn Tỉnh Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau Quả
  • Đinh Thị Dinh Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau Quả
  • Đồng Huy Giới Học viện Nông nghiệp Việt Nam
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.033-040

Từ khóa:

In vitro, lan hồ điệp, M8, nhân giống, Phalaenopsis sp

Tóm tắt

Giống lan hồ điệp M8 (CF.21.13) được công nhận là giống cho sản xuất thử và đã công bố lưu hành năm 2022. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả trình bày kết quả nghiên cứu nhân giống in vitro lan hồ điệp M8 từ vật liệu khởi đầu là phát hoa mang mầm ngủ. Kết quả thu được cho thấy, khử trùng các đoạn phát hoa mang mầm ngủ dài 1,5 - 2,0 cm trong dung dịch nano bạc 125 ppm trong vòng 45 phút cho hiệu quả khử trùng tốt nhất với tỉ lệ mẫu sạch đạt 86,67% tỉ lệ mẫu sạch bật chồi đạt 84,44%. Môi trường nhân nhanh thích hợp nhất là môi trường 2,0 g.L-1Hyponex có bổ sung 2,5 mg.L-1BAP kết hợp 0,3 mg.L-1IBA với hệ số nhân đạt 4,41 chồi/mẫu, chiều cao cụm chồi 2,86 cm, chồi xanh mập. Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh, sử dụng môi trường 2,5 mg.L-1 Hyponex có bổ sung 0,7 mg.L-1α-NAA, 2,0 g.L-1than hoạt tính cho tỉ lệ ra rễ đạt 100%, số rễ/chồi trung bình đạt 4,59 rễ. Giai đoạn ra ngôi, sử dụng phương pháp đóng gói bằng cách để chai cây in vitro đóng vào thùng carton hoặc cây in vitro được lấy ra khỏi bình nhưng không rửa cây, rồi xếp vào hộp nhựa sau đó đóng vào thùng carton khi cần vận chuyển cây giống đi xa. Sau ra ngôi 3 ngày, tiến hành phun ẩm bổ sung cho kết quả tốt nhất với tỉ lệ sống đạt 95,83%, tỉ lệ xuất vườn đạt 91,00%.

Tài liệu tham khảo

. Nguyen Van Tien (2023). Current situation of Phalaenopsis research, production and consumption in Vietnam. 2023 TIOS Global Orchid Business Summit Forum, March 4.

. Nguyễn Thị Pha, Trần Thị Xuân Mai, Lê Thị Mai Trang & Nguyễn Thị Liên (2011). Nuôi cấy mầm ngủ phát hoa lan hồ điệp (Phalaenopsis sp). Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ. 20b: 12-20.

. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Đinh Thị Dinh, Đặng Văn Đông & Dương Văn Minh (2018). Kết quả nghiên cứu nhân nhanh giống hoa lan hồ điệp HĐ01 bằng phương pháp in vitro cải tiến. Kỷ yếu Hội nghị khoa học và công nghệ chuyên ngành Trồng trọt, Bảo vệ thực vật giai đoạn 2013 – 2018. NXB Thanh niên. 245 - 253.

. Nguyễn Đức Tuấn, Phạm Thị Diễm Thi & Lâm Thị Ngọc Thúy (2021). Hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro lan hồ điệp (Phalaenopsis sp.) trồng ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 131(3A): 131–141.

DOI: 10.26459/hueunijard.v131i3A.6342

. Kharrazi M., Nemati H., Tehranifar A., Bagheri A. & Sharifi A. (2011). In Vitro Culture of Carnation (Dianthus caryophyllus L.) Focusing on the Problem of Vitrification. Journal of Biological and Environmental Sciences. 5(13): 1-6.

. Bùi Thị Thanh Phương & Nguyễn Phương Lan (2020). Ảnh hưởng của nano bạc đến khả năng nhân giống in vitro cây Trầu tiên (Asarum glabrum Merr.). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 62(6): 19-23.

. Đồng Huy Giới & Ngô Thị Ánh (2017). Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nano trong nuôi cấy mô cây mía (Saccharum offcinarum L.). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 6: 35- 41.

. Đồng Huy Giới & Bùi Thị Thu Hương (2019). Nghiên cứu sử dụng nano bạc trong nhân giống in vitro Lan hồ điệp vàng (Phalaenopsis sp.). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 1: 19-24.

Tải xuống

Số lượt xem: 57
Tải xuống: 128

Đã Xuất bản

15/08/2024

Cách trích dẫn

Văn Tiến, N., Thị Huế, N., Văn Minh, D., Văn Tỉnh, N., Thị Dinh, Đinh, & Đồng Huy Giới. (2024). Nghiên cứu quy trình nhân giống in vitro lan hồ điệp M8. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(4), 033–040. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.4.2024.033-040

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng