Đánh giá mô hình thử nghiệm kỹ thuật phục hồi rừng Ràng ràng mít (Ormosia balansae Drake) tại vùng Tây Bắc


Các tác giả

  • Trần Thị Mai Sen Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Minh Toại Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Hồng Liên Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Quỳnh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Thục Hiền Uỷ ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam
  • Lê Thị Thanh Thảo Ban Quản lý rừng đặc dụng Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.2.2024.058-067

Từ khóa:

khoanh nuôi, lâm sinh, phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên, trồng bổ sung

Tóm tắt

Phục hồi rừng qua biện pháp lâm sinh là giải pháp hiệu quả để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng gỗ lớn. Nghiên cứu ở Tây Bắc về Ràng ràng mít (Ormosia balansae Drake) đã sử dụng mô hình thử nghiệm để đánh giá tỷ lệ sống, đường kính gốc (D00) và chiều cao vút ngọn (Hvn) của cây Ràng ràng mít theo hai mô hình thử nghiệm khác nhau để xác định mô hình hiệu quả nhất cho công tác phục hồi rừng Ràng ràng mít. Nghiên cứu đã thực hiện hai mô hình: (i) khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và (ii) khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên các độ tàn che khác nhau. Kết quả cho thấy mô hình có trồng bổ sung hiệu quả hơn ở khu vực Tây Bắc. Trong mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, tỷ lệ sống của 3 công thức (CT) sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau CT1>CT2>CT3, và đường kính gốc D00 không có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức năm 1 và năm 2. Tuy nhiên, chiều cao vút ngọn có sự khác biệt với CT2>CT1>CT3. Trong mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, có sự khác biệt giữa hai công thức về tỷ lệ sống, đường kính gốc và chiều cao vút ngọn. Cụ thể, cây Ràng ràng mít trồng bổ sung ở độ tàn che <0,3 cho thấy hiệu suất tốt hơn so với khu vực có độ tàn che 0,3-0,5 (CT1>CT2). Kết quả nghiên cứu này sẽ đóng góp quan trọng cho việc phục hồi rừng Ràng ràng mít và đảm bảo sự bền vững của tài nguyên rừng ở Tây Bắc.

Tài liệu tham khảo

. Bùi Thị Huyền (2016). Đặc điểm cấu trúc tổ thành và tái sinh trạng thái rừng non tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Hồng Đức. (30): 30-40.

. Nguyễn Thị Quyên, Vũ Thị Liên & Nguyễn Văn Sinh (2015). Quá trình phục hồi rừng sau nương rãy và sau khai thác kiệt tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Hội nghị đa dạng sinh vật toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6.

. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh & Ngô Kim Khôi (2006). Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

. Wang XD, Liu Peng, Liu Mei-Juan, Xiao Xiang-Yuan & Chen Fu-Sheng (2018). Biology and ecology research status of Ormosia species in China [J]. Plan Science Jour-nal. 3(36): 440-451.

. Xie Ya-Xin, Lin Mingxian, Xu Han, Wang Zhongqing & Li Yi-de; (2019). Growth performance of Ormosia balansae seedlings and their feedbacks on the soil nutrient under varied soil nitrogen and phosphorus addition conditions. Ecological Science. 38(2): 56-66.

. FOC (2017). Flora of China. Ormosia balansae Drake. J. Bot. (Morot). 5: 215. 1891, FOC. 10: 73-75.

. Bùi Thế Đồi (2013). Hiệu quả phục hồi rừng bằng kỹ thuật khoanh nuôi tái sinh tại xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. (2): 23-30.

. Xie Ya-Xin, Xu Han, Chen Jie, Lu Jun-Kun & Li Yi-De (2019). Effects of varied soil nitrogen and phosphorus concentrations on the growth and biomass allocation of three leguminous tree seedlings. Plant Science Journal. 37(5): 662-671.

. Zhou Tiefeng (2001). Cultivation Techniques of Main Economic Trees in Tropical China. China Forestry Publishing House. 199-200.

Tải xuống

Số lượt xem: 169
Tải xuống: 111

Đã Xuất bản

16/04/2024

Cách trích dẫn

Thị Mai Sen, T., Minh Toại, P., Hồng Liên, L., Thị Quỳnh, P., Thục Hiền, V., & Thị Thanh Thảo, L. (2024). Đánh giá mô hình thử nghiệm kỹ thuật phục hồi rừng Ràng ràng mít (Ormosia balansae Drake) tại vùng Tây Bắc. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(2), 058–067. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.2.2024.058-067

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2