Xây dựng hàm thể tích các phân đoạn trên thân cây Keo lai (Acacia hybrid) ở Việt Nam


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Thêm Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Tp. HCM
  • Nguyễn Trọng Bình
  • Nguyễn Trọng Minh Trường Đại học Lâm nghiệp
DOI: https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.3.2024.067-075

Từ khóa:

Độ thon thân, hàm thể tích, Keo lai, phân đoạn gỗ

Tóm tắt

Nghiên cứu này giới thiệu các hàm ước lượng thể tích gỗ của các phân đoạn và tổng thể tích gỗ từ phân đoạn gốc đến phân đoạn bất kỳ trên thân cây Keo lai (Acacia hybrid). Các hàm thể tích này được xây dựng từ 4 biến dự đoán. Đó là đường kính thân ngang ngực (D, cm), chiều cao toàn thân (H, m), chiều cao tương đối (h/H) và độ thon thân (Dh). Đường kính ở những vị trí khác nhau trên thân cây Keo lai ở cấp D từ 6 đến 26 cm đã được ước lượng từ các hàm độ thon thân. Sau đó tính thể tích của các phân đoạn theo công thức của Smalians, còn đoạn ngọn tính theo công thức hình nón. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm V = a0 + a1(D2×H) + a2(Dha3/(Da4×H)) được sử dụng để xây dựng hàm ước lượng thể tích gỗ của mỗi phân đoạn trên thân cây Keo lai. Hàm V = exp(b0 + b1×Ln(D×H) + b2×(h/H)-b3) và V = exp(c0 + c1×Ln(D×H) + c2×(Dh/D)c3) được sử dụng để xây dựng hàm ước lượng thể tích gỗ lũy tích theo các phân đoạn gỗ trên thân cây Keo lai. Hai phương pháp này cho kết quả ước lượng tổng thể tích thân cây Keo lai với sai lệch nhỏ hơn 5% và có thể được sử dụng để ước tính sản lượng gỗ thu hoạch trong điều kiện thực tế.

Tài liệu tham khảo

. Nguyễn Văn Thêm (2002). Sinh thái rừng. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội. 250.

. Nguyễn Văn Thêm (2023). Xây dựng các hàm sản lượng và phân tích biến động sản lượng gỗ của rừng Keo lai (Acacia hybrid) theo những lập địa khác nhau ở tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 22(5). 22-35.

. Vũ Tiến Hinh & Phạm Ngọc Giao. (1997). Giáo trình Điều tra rừng. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội. 183.

. Nguyễn Văn Thêm, Nguyễn Trọng Bình & Nguyễn Trọng Minh (2022). Phát triển những hàm độ thon thân cây Keo lai (Acacia hybrid) trồng thuần loài ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp. 2: 22-31.

https://doi.org/10.55250/jo.vnuf.2022.2.022-031

. Vũ Tiến Hinh (2012). Phương pháp lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên ở Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội. 196.

. Kozak A (2004). My last words on taper equations. For Chronology. 80: 507-515.

. Muhairwe C.K. (1999). Taper equations for Eucalyptus pilularis and Eucalyptus grandis for the north coast in New South Wales, Australia. For Ecological Management. 113: 251-269.

. Lee WK, Seo J.H, Son YM, Lee K.H & Von G.K (2003). Modeling stem profiles for Pinus densiflora in Korea. For Ecological Management. 172: 69-77.

Tải xuống

Số lượt xem: 116
Tải xuống: 42

Đã Xuất bản

15/06/2024

Cách trích dẫn

Nguyễn, V. T., Nguyễn, T. B., & Nguyễn, T. M. (2024). Xây dựng hàm thể tích các phân đoạn trên thân cây Keo lai (Acacia hybrid) ở Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 13(3), 067–075. https://doi.org/10.55250/Jo.vnuf.13.3.2024.067-075

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng