Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn các xã phía Tây huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng


Các tác giả

  • Nguyễn Đức Nhuận Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Trần Thị Mỹ Thủy Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
  • Nông Thị Thu Huyền Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
  • Nguyễn Thị Thùy Linh Viện Kinh tế và Phát triển - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Từ khóa:

bền vững, ất sản xuất nông nghiệp, hiệu quả, huyện Trùng Khánh, LUT

Tóm tắt

Sản xuất nông nghiệp của các xã phía Tây của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng trong mấy năm qua tuy đã có những tiến bộ nhưng chưa thật sự đem lại hiệu quả bền vững. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất và từ đó đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả bền vững. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất theo 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội và môi trường: dựa theo TCVN 8409:2012 về quy trình đánh giá đất sản xuất nông nghiệp của các loại hình sử dụng đất trên cơ sở điều tra những hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp thuộc 2 xã đại diện cho 2 tiểu vùng nghiên cứu. Mỗi xã tiến hành điều tra 50 hộ và tổng số hộ điều tra là 100 hộ theo phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp. Từ kết quả điều tra loại hình sử dụng đất với các kiểu sử dụng đất khác nhau cho thấy trên địa bàn các xã phía Tây của huyện Trùng Khánh có 2 tiểu vùng, tiểu vùng 1 có 5 LUT chính, với 15 kiểu sử dụng đất với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.898,2 ha, tiểu vùng 2 có 5 LUT chính, với 14 kiểu sử dụng đất với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1.591,1 ha. Các LUT cho hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao là LUT 4 (cây ăn quả) và LUT 2 (2 lúa – màu).

Tải xuống

Số lượt xem: 18
Tải xuống: 9

Đã Xuất bản

21-12-2023

Cách trích dẫn

Đức Nhuận, N., Thị Mỹ Thủy, T., Thị Thu Huyền, N., & Thị Thùy Linh, N. (2023). Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn các xã phía Tây huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(4), 137–144. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/146

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển