ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ BẰNG HỖN HỢP BORAX VÀ BORIC AXIT (BX-BA) ĐẾN KHẢ NĂNG CHẬM CHÁY VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA GỖ BẠCH ĐÀN (Eucalyptus urophylla)


Các tác giả

  • Phạm Văn Chương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Định Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Bạch đàn, Borax (BX), Boric axit (BA), khả năng chậm cháy

Tóm tắt

Gỗ là vật liệu sinh học được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và trong sinh hoạt vì những ưu điểm cơ bản: Nhẹ, hệ số chất lượng cao; có khả năng cách âm, cách nhiệt và cách điện; dễ gia công; vân gỗ có giá trị mỹ thuật cao và là nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo, có chu kỳ khai thác ngắn… Bên cạnh đó, gỗ cũng có một số nhược điểm như: Cấu tạo và tính chất không đều theo phương bán kính và phương chiều cao thân cây; dễ cong vênh, nứt nẻ; độ bề tự nhiên thấp và dễ cháy. Trong bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ và thời gian xử lý BX-BA (tỷ lệ hỗn hợp 1:1) đến khả năng chậm cháy và một số tính chất cơ học của gỗ bạch đàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi nồng độ dung dịch BX-BA tăng từ 5-15% và thời gian xử lý tăng từ 30-90 phút; tổn thất khối lượng gỗ do cháy giảm từ 4,76-2,88%; tuy nhiên độ bền nén dọc thớ, độ bền uốn tĩnh và khả năng dán dính keo của gỗ giảm. Tác giả đề xuất chế độ xử lý bằng BX-BA đối với gỗ bạch đàn: Nồng độ hóa chất xử lý: 5%, thời gian xử lý: 30 phút.

Tải xuống

Số lượt xem: 50
Tải xuống: 10

Đã Xuất bản

28/12/2013

Cách trích dẫn

Văn Chương, P., & Văn Định, N. (2013). ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ BẰNG HỖN HỢP BORAX VÀ BORIC AXIT (BX-BA) ĐẾN KHẢ NĂNG CHẬM CHÁY VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA GỖ BẠCH ĐÀN (Eucalyptus urophylla). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 060–066. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1442

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2