BIẾN ĐỘNG TÍNH CHẤT THEO PHƯƠNG BÁN KÍNH CỦA GỖ TỐNG QUÁ SỦ TRỒNG TẠI SA PA, LÀO CAI


Các tác giả

  • Phạm Văn Chương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Mạnh Tường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Thoại Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Biến động tính chất gỗ, chiều dài sợi gỗ, độ co rút, khối lượng thể tích gỗ, Tống quá sủ

Tóm tắt

Tống quá sủ (Alnus nepalensis) là loài cây mọc nhanh, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và có thể thấy ở các vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Gỗ của loài cây này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc và vật liệu xây dựng. Nghiên cứu này đã tiến hành xác định quy luật biến động theo phương bán kính của một số tính chất gỗ Tống quá sủ 10 tuổi trồng tại Sa Pa, Lào Cai gồm: Độ rộng vòng năm, khối lượng thể tích cơ bản, độ co rút thể tích và chiều dài sợi gỗ. Kết quả cho thấy, gỗ Tống quá sủ có vòng năm khá rộng, biến động trong khoảng 5-25 mm, độ rộng đạt giá trị ổn định tại vòng năm số 8 trở ra. Khối lượng thể tích cơ bản, độ co rút thể tích và chiều dài sợi gỗ tăng dần từ tủy ra vỏ. Khối lượng thể tích của gỗ biến động trong khoảng 0,32-0,43 g/cm3; độ co rút thể tích biến động trong khoảng 7-11%; chiều dài sợi gỗ biến động trong khoảng 560-1,100 µm.

Tải xuống

Số lượt xem: 11
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

28-09-2014

Cách trích dẫn

Văn Chương, P., Mạnh Tường, V., & Văn Thoại, N. (2014). BIẾN ĐỘNG TÍNH CHẤT THEO PHƯƠNG BÁN KÍNH CỦA GỖ TỐNG QUÁ SỦ TRỒNG TẠI SA PA, LÀO CAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 086–091. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1348

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>