NGHIÊN CỨU SO SÁNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC BẰNG PHƯƠNG PHÁP OXY HÓA BẰNG O3 VÀ OXY HÓA TIÊN TIẾN (AOPs)


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Ngọc Bích Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đặng Xuân Hiển Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Từ khóa:

AOPs, chất hữu cơ khó phân hủy, O3/UV, xử lý nước rỉ rác

Tóm tắt

Nghiên cứu xử lý COD và độ màu của nước rỉ rác được thực hiện trên hệ phản ứng Pilot oxy hóa nâng cao (AOPs) tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ O3/UV có hiệu quả trong việc xử lý màu và COD trong nước rỉ rác. Hiệu suất xử lý bằng hệ oxy hóa O3/UV cao hơn so với hệ oxy hóa O3 đơn thuần.. Tại pH = 7,5; thời gian 60 phút, nồng độ O3 đầu vào là 2,88 g/h thì hiệu suất xử lý của hệ O3 là: COD 30,98%, độ màu 76,17%; trong khi đó hệ O3/UV hiệu suất xử lý đạt được là: 53,2% COD, 95.5%% độ màu. Hiệu quả sử dụng ozon của hệ có kết hợp O3 /UV cũng cao hơn khi chỉ sử dụng O3 đơn thuần.

Tải xuống

Số lượt xem: 46
Tải xuống: 17

Đã Xuất bản

28/12/2013

Cách trích dẫn

Thị Ngọc Bích, N., & Xuân Hiển, Đặng. (2013). NGHIÊN CỨU SO SÁNH KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC BẰNG PHƯƠNG PHÁP OXY HÓA BẰNG O3 VÀ OXY HÓA TIÊN TIẾN (AOPs). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 015–020. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1433

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường