GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG RỪNG ĐẶC DỤNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, HÀ NỘI


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Xuân Hương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Thị Kim Anh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Đồng quản lý, lợi ích, phân tích nhân tố khám phá (EFA), vườn quốc gia

Tóm tắt

Nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá thực trạng đồng quản lý rừng, cơ chế hưởng lợi giữa các bên trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng ở vườn quốc gia (VQG) Ba Vì . Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài ban quản lý rừng đặc dụng, đối tác quan trọng trong đồng quản lý rừng ở VQG Ba Vì là các công ty du lịch và người dân địa phương. Các hoạt động đồng quản lý chủ yếu là nhận khoán bảo vệ và trồng mới bổ sung thông qua các chương trình dự án. Hiện chưa có cơ chế hưởng lợi được xây dựng riêng cho các đối tác tham gia quản lý đã làm hạn chế sự tham gia của các đối tác này trong quản lý rừng ở VQG Ba Vì. Thông qua phân tích nhân tố khám phá (EFA) 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người dân với chính sách hưởng lợi trong tham gia quản lý bảo vệ rừng ở VQG Ba Vì gồm: thủ tục khoán (TTK) , chính sách hưởng lợi (CSHL), mức độ được tham gia xây dựng chính sách (XDCS) và mức độ được giải đáp khiếu nại (GĐKN). Trên cơ sở phát hiện những nhân tố này, đề tài đã đưa ra được một số giải pháp có căn cứ khoa học nhằm hoàn thiện hơn cơ chế hưởng lợi trong quản lý, bảo vệ rừng ở VQG Ba Vì, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 9
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

20-03-2014

Cách trích dẫn

Thị Xuân Hương, N., & Thị Kim Anh, H. (2014). GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ CHIA SẺ LỢI ÍCH TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG RỪNG ĐẶC DỤNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 109–115. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1425

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả