PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH ĐIỆN BIÊN, GIAI ĐOẠN 2000 – 2013


Các tác giả

  • Lã Nguyên Khang Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Quang Bảo Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Diễn biến rừng, độ che phủ, mất rừng, REDD+, tăng rừng

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm diễn biến và các nguyên nhân dẫn đến tăng/giảm rừng
tại 40 xã thuộc 8 huyện của tỉnh Điện Biên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ che phủ rừng của các xã
nghiên cứu tăng/giảm chủ yếu là do thay đổi diện tích các kiểu trạng thái rừng. Diện tích các kiểu trạn g
thái rừng tăng lên chủ yếu là rừng phục hồi và rừng trồng. Diện tích các kiểu trạng thái rừng giảm là rừng
trung bình, rừng nghèo và rừng hỗn giao gỗ - tre nứa. Nghiên cứu cũng đã xác định được các nguyên nhân
làm tăng/giảm rừng: (1) Nguyên nhân làm cho diện tích rừng tăng lên, bao gồm: quy hoạch bảo vệ rừng
theo chương trình 661, chiếm 62,06%; bỏ hóa nương rẫy chiếm 25,25%; quy hoạch khu bảo tồn thiên
nhiên Mường Nhé chiếm 7,23%; trồng rừng theo chương trình 661 chiếm 5,03%; và trồng cây cao su
chiếm 0,44%. (2) Các nguyên nhân dẫn đến mất rừng, bao gồm: Nguyên nhân trực tiếp như: đốt nương
làm rẫy chiếm 89,22%; rừng tre nứa bị khuy chiếm 5,93%; do cháy rừng chiếm 3,66% và do chăn thả gia
súc chiếm 1,19%. Các nguyên nhân sâu xa (gián tiếp) làm mất rừng: dân số tăng nhanh; di dân; thiếu đất
canh tác và do quy hoạch. Các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp có liên hệ với nhau và cùng thúc đẩy
việc mất rừng tại các khu vực nghiên cứu.

Tải xuống

Số lượt xem: 31
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

28-09-2014

Cách trích dẫn

Nguyên Khang, L., & Quang Bảo, T. (2014). PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TỈNH ĐIỆN BIÊN, GIAI ĐOẠN 2000 – 2013. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 064–075. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1346

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>