SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH LANDSAT 8 TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH


Các tác giả

  • Võ Minh Hoàn Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Thị Hoa Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Trần Quang Bảo Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Ảnh vệ tinh, Landsat 8, phân loại hướng đối tượng, rừng ngập mặn

Tóm tắt

Bài báo trình bày tóm tắt kết quả sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 8 để thành lập bản đồ hiện trạng rừng và trữ lượng rừng ngập mặn thuộc Ban QLRPH Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 8 được chụp ngày 15/06/2017, kết hợp với số liệu điều tra 179 ô mẫu thuộc 12 trạng thái rừng. Áp dụng phương pháp phân loại tự động với phần mềm hỗ trợ là eCognition Developer để phân tách ảnh vệ tinh khu vực nghiên cứu thành 35.200 đối tượng, nghiên cứu đã thành lập được bản đồ hiện trạng rừng với độ chính xác 83%. Tổng diện tích rừng của khu vực nghiên cứu là 34.672 ha, trong đó rừng trồng ngập mặn có diện tích lớn nhất 18.283 ha chiếm 28,4%. Rừng có trữ lượng nghèo chiếm diện tích lớn nhất là 19,151 ha, tương ứng 55.2%. Kết quả của bài báo là tư liệu tham khảo tốt cho những nghiên cứu về ứng dụng ảnh vệ tinh trong phân loại rừng, công tác quản lý và giám sát tài nguyên rừng.

Tải xuống

Số lượt xem: 47
Tải xuống: 14

Đã Xuất bản

30-12-2017

Cách trích dẫn

Minh Hoàn, V., Thị Hoa, N., & Quang Bảo, T. (2017). SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH LANDSAT 8 TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, TP. HỒ CHÍ MINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 108–116. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1024

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>