TÌNH TRẠNG, PHÂN BỐ VÀ BẢO TỒN LOÀI SƠN DƯƠNG (Capricornis milneedwardsii David, 1869) TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG


Các tác giả

  • Hoàng Văn Thập Vườn quốc gia Cát Bà
  • Đồng Thanh Hải Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Hồng Vân Vườn quốc gia Cát Bà
  • Nguyễn Xuân Khu Vườn quốc gia Cát Bà

Từ khóa:

Cát Bà, Hải Phòng, phân bố, Sơn dương, tình trạng

Tóm tắt

Vườn quốc gia (VQG) Cát Bà mang đặc trưng của hệ sinh thái biển đảo, là nơi sinh sống của các loài động vật đặc hữu, quý hiếm. Sơn dương (Capricornis milneedwardsii) là một trong những loài thú quý hiếm tại VQG Cát Bà nhưng từ năm 1990 đến nay lại chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về loài này. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định hiện trạng quần thể, phân bố, các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh sống của chúng làm cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp quản lý và bảo tồn. Phương pháp phỏng vấn, điều tra theo tuyến được sử dụng để thu thập số liệu. Kết quả ghi nhận được 21 cá thể Sơn dương, phân bố chủ yếu tại 5 khu vực: Gia Luận, Đỉnh Ngự Lâm, Giỏ Cùng, Vạn Tà, Trà Báu; độ cao sống thích hợp từ 100 – 200 m chủ yếu tại sinh cảnh Rừng thứ sinh nghèo thường xanh mưa ẩm trên núi đá vôi. Hai mối đe dọa chính có ảnh hưởng đến loài và sinh cảnh của Sơn dương là Săn bắn động vật, suy thoái và mất sinh cảnh (khai thác gỗ, cháy rừng, sức ép tăng dân số và khách du lịch, nhu cầu thị trường, nhu cầu sử dụng tại chỗ). Sáu giải pháp chính để bảo tồn quần thể loài Sơn dương tại VQG Cát Bà là: Bảo vệ loài và sinh cảnh, phục hồi quần thể, tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân, tăng cường nghiên cứu khoa học và nâng cao sinh kế cho cộng đồng.

Tải xuống

Số lượt xem: 53
Tải xuống: 75

Đã Xuất bản

30/06/2017

Cách trích dẫn

Văn Thập, H., Thanh Hải, Đồng, Hồng Vân, V., & Xuân Khu, N. (2017). TÌNH TRẠNG, PHÂN BỐ VÀ BẢO TỒN LOÀI SƠN DƯƠNG (Capricornis milneedwardsii David, 1869) TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, HẢI PHÒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 092–100. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1316

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>