ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ BẢO TỒN CÁC LOÀI KHỈ THUỘC GIỐNG MACACA TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG


Các tác giả

  • Đồng Thanh Hải Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Đình Phương Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
  • Khổng Trọng Quang Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

bảo tồn, đa dạng loài, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Macaca

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định tình trạng và bảo tồn các loài Khỉ thuộc giống Macaca tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học giúp các nhà quản lý đưa ra các giải pháp quản lý thích ứng các loài khỉ và sinh cảnh của chúng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. Phương pháp phỏng vấn và phương pháp điều tra theo tuyến được sử dụng để thu thập số liệu. Kết quả đã ghi nhận sự có mặt của 03 loài: Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ mốc (Macaca assamensis) và 1 loài ghi nhận qua báo cáo trước đây, loài Khỉ đuôi lợn (Macaca leonine). Kích thước quần thể gồm 4 đàn với 31 cá thể, tần suất ghi nhận của Khỉ mặt đỏ là 0,33 cá thể/tuyến, Khỉ vàng là 0,33 cá thể/tuyến, Khỉ mốc là 0,37 cá thể/tuyến. Săn, bẫy bắt động vật hoang dã, khai thác lâm sản ngoài gỗ, khai thác gỗ, củi, chăn thả gia súc là các mối đe dọa chính đến các loài Khỉ. Sáu giải pháp bảo tồn chính là bảo vệ, nâng cao chất lượng sinh cảnh; tăng cường hoạt động thực thi pháp luật; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; cải thiện cơ chế chính sách và thu hút vốn đầu tư; tăng cường các hoạt động cứu hộ; phát triển sinh kế cộng đồng.

Tải xuống

Số lượt xem: 12
Tải xuống: 2

Đã Xuất bản

08-11-2021

Cách trích dẫn

Thanh Hải, Đồng, Đình Phương, L., & Trọng Quang, K. (2021). ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ BẢO TỒN CÁC LOÀI KHỈ THUỘC GIỐNG MACACA TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (5), 094–103. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/407

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>