Nghiên cứu sử dụng gỗ cao su và gỗ dừa để sản xuất gỗ kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đồ mộc


Các tác giả

  • Phạm Ngọc Nam Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
  • Tăng Thị Kim Hồng Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
  • Lê Văn Tiến Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
  • Phạm Khôi Nguyên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Nghiên cứu xác định các yếu tố công nghệ chế tạo gỗ kỹ thuật có tính năng trang sức từ gỗ cao su và gỗ dừa, sử dụng keo UF với chế độ ép nguội. Nguyên liệu gỗ cao su được lấy tại Bình Dương và gỗ dừa được lấy tại Bến Tre là nguồn nguyên liệu để sản xuất gỗ kỹ thuật. Thí nghiệm được thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên với chế độ ép nguội, lượng keo 215 g/m2; áp lực ép 2,4 MPa; chiều dày phôi gỗ kỹ thuật 600 mm. Kết quả thực nghiệm cho thấy gỗ Cao su và gỗ Dừa phù hợp làm ván mỏng trong sản xuất gỗ kỹ thuật. Hộp gỗ kỹ thuật đạt chất lượng ngoại quan đẹp, đảm bảo yêu cầu về chất lượng ván gỗ dùng trong đồ gỗ nội thất. Vân thớ của gỗ kỹ thuật được tạo từ hai màu sắc khác nhau của hai loại ván mỏng gỗ Cao su và gỗ Dừa. Các thông số kỹ thuật của gỗ kỹ thuật đạt được: Ứng suất uốn tĩnh: 67 MPa, Khối lượng riêng: 870 kg/m3. Ứng suất uốn tĩnh hộp gỗ kỹ thuật cao hơn gỗ Dừa và thấp hơn gỗ Cao su.

Tải xuống

Số lượt xem: 14
Tải xuống: 9

Đã Xuất bản

20-12-2023

Cách trích dẫn

Ngọc Nam, P., Thị Kim Hồng, T., Văn Tiến, L., & Khôi Nguyên, P. (2023). Nghiên cứu sử dụng gỗ cao su và gỗ dừa để sản xuất gỗ kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đồ mộc. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(5), 133–142. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/126

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ