NGHIÊN CỨU CẤP PHỐI CỐT LIỆU LỚN CỦA BÊ TÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRỰC GIAO


Các tác giả

  • Đặng Văn Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Văn Tỉnh Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cấp phối cốt liệu, cường độ bê tông, độ sụt, thí nghiệm trực giao

Tóm tắt

Bài viết này đánh giá sự ảnh hưởng của cấp phối cốt liệu lớn đến độ sụt và cường độ của bê tông bằng phương pháp quy hoạch trực giao và các thí nghiệm trong phòng. Từ các loại nguyên vật liệu được lựa chọn, sử dụng phương pháp lý thuyết kết hợp thực nghiệm, tiến hành thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông. Sau đó, cố định hàm lượng các thành phần vật liệu (cốt liệu lớn, cốt liệu nhỏ, xi măng và nước) theo thiết kế, điều chỉnh cấp phối cốt liệu lớn theo các mức nằm trong giới hạn cho phép, nhào trộn hỗn hợp xác định độ sụt và chế tạo các mẫu xác định cường độ chịu nén. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự ảnh hưởng của cấp phối cốt liệu lớn đến độ sụt và cường độ chịu nén là rất rõ rệt; đề xuất với các loại bê tông sử dụng vật liệu tương tự, khoảng tối ưu về hàm lượng của cốt liệu lớn trên các mặt sàng là: A20 = 5%, A10 = 50 - 60% và A5 = 95%.

Tải xuống

Số lượt xem: 29
Tải xuống: 22

Đã Xuất bản

28/03/2016

Cách trích dẫn

Văn Thanh, Đặng, & Văn Tỉnh, P. (2016). NGHIÊN CỨU CẤP PHỐI CỐT LIỆU LỚN CỦA BÊ TÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM TRỰC GIAO. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 072–077. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1220

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả