ỨNG DỤNG GIS THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP PHÂN CẤP MỨC ĐỘ XUNG YẾU ĐẦU NGUỒN TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG


Các tác giả

  • Phạm Văn Duẩn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Văn Khiên Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Thị Thìn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thành Đồng Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Đắk Nông, DEM, GIS, phân cấp đầu nguồn

Tóm tắt

Để quản lý bền vững vùng đầu nguồn nói chung và tiến hành quy hoạch ba loại rừng cho vùng đầu nguồn nói riêng, công tác phân cấp xung yếu cần phải thực hiện trước. Bản chất của việc phân cấp xung yếu vùng đầu nguồn là phân chia khu vực đầu nguồn thành các cấp theo tiềm năng xói mòn và khô hạn. Ở nước ta, theo Quyết định 61/2005/QĐ-BNN, ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ, vùng đầu nguồn được phân chia thành 3 cấp với mức độ xung yếu khác nhau: (1) Vùng rất xung yếu; (2) Vùng xung yếu và (3) Vùng ít xung yếu, căn cứ vào: lượng mưa, độ chia cắt sâu của địa hình, độ dốc, độ cao tương đối và tính chất của đất. Bài báo trình bày tóm tắt kết quả về sử dụng một số phần mềm GIS; các số liệu và bản đồ đầu vào: số liệu về lượng mưa tại các trạm đo mưa, mô hình số độ cao (DEM), bản đồ đất, bản đồ thủy hệ... nhằm  phân cấp mức độ xung yếu đầu nguồn thử nghiệm tại tỉnh Đắk Nông. Kết quả đã xây dựng được bản đồ cấp xung yếu theo khoảnh tại tỉnh Đắk Nông và thống kê được diện tích của các cấp xung yếu tại tỉnh như sau: (1) Diện tích rất xung yếu là 45.003,27 ha, chiếm 6,91% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh; (2) Diện tích xung yếu là 508.156,45 ha, chiếm 78,03% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; (3) Diện tích ít xung yếu là 98.108,69 ha, chiếm 15,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 5

Đã Xuất bản

28-04-2016

Cách trích dẫn

Văn Duẩn, P., Văn Khiên, H., Thị Thìn, V., & Thành Đồng, P. (2016). ỨNG DỤNG GIS THỬ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP PHÂN CẤP MỨC ĐỘ XUNG YẾU ĐẦU NGUỒN TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 045–055. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1191

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>