ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG GIÁM SÁT BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG HUYỆN CAO PHONG – TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2015


Các tác giả

  • Trần Thu Hà Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phùng Minh Tám Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thanh Quế Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lê Thị Giang Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Ảnh viễn thám, biến động rừng, NDVI, phân loại rừng

Tóm tắt

Sử dụng viễn thám để phân loại và đánh giá trạng thái lớp phủ đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giám sát biến động diện tích rừng ở nhiều quy mô khác nhau. Chỉ số thực vật NDVI (Normalized difference vegetation index) cho biết sự sai khác của các loại thực vật khác nhau ở các thời điểm khác nhau qua đó có thể xác định sự biến động của các lớp phủ bề mặt vì chỉ số NDVI phụ thuộc vào hàm lượng chlorophyl có trong thực vật. Biến động diện tích rừng theo thời gian tại huyện Cao Phong có thể được giám sát bằng cách sử dụng phương pháp phân tích biến động sau phân loại. Trong phương pháp này, tác giả sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat & ETM năm 2005 và Landsat 8 (LCDM) năm 2015 với độ phân giải 30 m. Bài báo trình bày kết quả ứng dụng kỹ thuật phân loại ảnh hướng đối tượng bằng phần mềm eCognition Developer 9.0 và Arcgis 10.1 để đánh giá việc mất rừng và suy thoái rừng nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất của địa phương với kết quả thu được sau phân loại đạt độ chính xác 83%. So sánh từ bản đồ sử dụng đất rừng của Huyện trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015 cho thấy tổng diện tích đất có rừng sau 10 năm đã tăng từ 7975,77  ha lên 10300,64 ha (tăng 2324,87 ha). Nâng độ che phủ của rừng từ 31,32% lên 40,24%.

Tải xuống

Số lượt xem: 204
Tải xuống: 130

Đã Xuất bản

28/08/2016

Cách trích dẫn

Thu Hà, T., Minh Tám, P., Thanh Quế, P., & Thị Giang, L. (2016). ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG GIÁM SÁT BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG HUYỆN CAO PHONG – TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 – 2015. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 059–069. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1131

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển