ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ CÁC THÔNG SỐ KHOANH VI ẢNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG PHÙ HỢP TRÊN PHẦN MỀM ECOGNITION: THỬ NGHIỆM VỚI ẢNH VỆ TINH SPOT6


Các tác giả

  • Phạm Văn Duẩn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Thị Thìn Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Quốc Huy Chi cục Kiểm lâm Vùng IV

Từ khóa:

Hướng đối tượng, khoanh vi ảnh, phần mềm eCognition, SPOT6

Tóm tắt

Hiện nay, quá trình khoanh vi ảnh trên phần mềm eCognition chủ yếu dựa vào việc thử nghiệm để tìm các thông số khoanh vi thích hợp cho từng cảnh ảnh nên thường tốn thời gian và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người sử dụng. Bài báo giới thiệu một phương pháp ước lượng các thông số tối ưu nhằm khoanh vi ảnh đa độ phân giải theo đối tượng trong eCognition. Cách tiếp cận của phương pháp là từ mối quan hệ về phổ và hình dạng của đối tượng mẫu và các đối tượng con của nó tìm ra các thông số phù hợp để khi khoanh vi sẽ tạo ra các đối tượng giống như đối tượng mẫu. Các bước thực hiện như sau: (1) Mở ảnh cần khoanh vi trên ArcGIS và số hóa một đối tượng tương đối đồng nhất trên ảnh gọi là đối tượng mẫu; (2) Mở ảnh và lựa chọn khu vực chứa đối tượng mẫu trên eCognition; (3) Khoanh vi cho khu vực lựa chọn với các thông số mặc định của phần mềm hoặc theo kinh nghiệm; (4) Chuyển kết quả sang phần mềm ArcGIS với các dữ liệu thuộc tính: Sai tiêu chuẩn, giá trị đồng nhất về phổ của đối tượng với các đối tượng liền kề, độ sáng chung (Brightness) và số lượng Pixel (Area) của từng đối tượng con; (5) Ghép các đối tượng con nằm trong đối tượng mẫu thành khoanh vi tổng và chuyển kết quả sang phần mềm ArcGIS với dữ liệu thuộc tính tương tự như đối tượng con; (6) Tính toán giá trị các thông số: Scale parameter, Shape, Compactness cho đối tượng mẫu; (7) Sử dụng các thông số xác định được để khoanh vi cho toàn bộ cảnh ảnh.

Tải xuống

Số lượt xem: 16
Tải xuống: 10

Đã Xuất bản

09-12-2016

Cách trích dẫn

Văn Duẩn, P., Thị Thìn, V., & Quốc Huy, N. (2016). ƯỚC TÍNH GIÁ TRỊ CÁC THÔNG SỐ KHOANH VI ẢNH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG PHÙ HỢP TRÊN PHẦN MỀM ECOGNITION: THỬ NGHIỆM VỚI ẢNH VỆ TINH SPOT6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 018–030. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1100

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>