TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN CỦ NƯA KONJAC (AMORPHOPHALLUS KONJAC) LÀM THỰC PHẨM Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM


Các tác giả

  • Trần Văn Tiến Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Hà Văn Huân Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Dư Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Từ khóa:

Cây Nưa, chế biến, khai thác, miền núi phía Bắc

Tóm tắt

Cây Nưa konjac (Amorphophallus konjac) thuộc họ Ráy (Araceae) củ có chứa đường glucomannan, loại chất hữu cơ được dùng nhiều trong thực phẩm và thực phẩm chức năng có thể điều chỉnh nồng độ đường, làm giảm tỷ lệ mỡ trong máu, làm giảm sự thèm ăn ở người béo phì. Củ cây Nưa konjac đã được sử dụng làm thức ăn truyền thống từ lâu đời ở Việt Nam. Tuy nhiên, củ Nưa konjac chỉ được khai thác sử dụng trong phạm vi hẹp ở một số địa phương bởi cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc với các món ăn được chế biến gần giống như đậu phụ, mỳ, bánh rán. Trong bài báo này, bằng các phương pháp điều tra thực vật và thực vật dân tộc học, các tác giả đã cho biết cây Nưa konjac sinh trưởng hàng năm từ tháng 4 đến tháng 11 ở các tỉnh miền núi phía bắc. Củ cây Nưa konjac được người dân khai thác từ tháng 9 đến tháng 11 vào cuối mùa sinh trưởng trong năm, khi 2/3 lá chuyển sang màu vàng và người dân có thể quan sát thấy để đào. Công cụ để khai thác chủ yếu là cuốc, thuổng. Sản phẩm thường được vận chuyển bằng gùi. Củ Nưa sau khi khai thác được làm sạch, gọt vỏ và cắt lát dày khoảng 0,5 - 1 cm. Sau đó các lát cắt được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời tới khi khô dòn, bẻ nhẹ là gãy thì có thể tiến hành cất vào túi nilon hoặc chum, vại đến khi sử dụng thì lấy ra nghiền thành bột để chế biến các món ăn.

Tải xuống

Số lượt xem: 76
Tải xuống: 71

Đã Xuất bản

28/02/2017

Cách trích dẫn

Văn Tiến, T., Văn Huân, H., & Văn Dư, N. (2017). TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN CỦ NƯA KONJAC (AMORPHOPHALLUS KONJAC) LÀM THỰC PHẨM Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 011–016. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1096

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>