GIÁ TRỊ TÍCH LŨY CÁC BON CỦA RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculta Blume) TẠI TỈNH CÀ MAU


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Hà Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Viên Ngọc Nam Đại học Nông Lâm TP. HCM
  • Nguyễn Thị Hoa Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Cà Mau, các bon, rừng Đước, tích lũy

Tóm tắt

Nghiên cứu tiến hành xác định tích lũy các bon và giá trị hấp thụ các bon của rừng Đước (Rhizophora apiculata Blume) trên các cấp tuổi và cỡ kính khác nhau tại huyện Ngọc Hiển và Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn điển hình với số lượng 56 OTC (50 m x 50 m), trong ô tiêu chuẩn lập 5 ô điều tra với diện tích 10 x 10 m và chặt hạ 46 cây tiêu chuẩn theo các cấp tuổi, cỡ kính khác nhau được sử dụng để đo đếm sinh khối tươi. Phân tích sinh khối khô được thực hiện theo phương pháp tủ sấyở nhiệt độ 105oC và phân tích hàm lượng các bon trong sinh khối bằng máy TOC/TN HT 1300. Kết quả nghiên cứu về tích lũy các bon của cây cá thể và rừng Đước (Rhizophora apiculata Blume) ở Cà Mau cho thấy khả năng tích lũy các bon trung bình trên mặt đất của cây cá thể và rừng Đước ở các cỡ kính và cấp tuổi khác nhau có sự khác biệt đáng kể. Cây có đường kính thấp nhất là 3,2 cm tương ứng với lượng các bon tích lũy là 2,0 kg, cây có đường kính lớn nhất là 35,2 cm tương ứng với lượng các bon tích lũy là 641,8 kg; Trung bình cây có đường kính khoảng 12,9 cmthì tích lũy được 95,4 kg các bon trong sinh khối cây. Rừng ở cấp tuổi I có lượng các bon tích lũy là 41,6 tấn/ha; cấp tuổi II là 79,4 tấn/ha, cấp tuổi III là 101,4 tấn/ha, cấp tuổi IV là 132,9 tấn/ha, cấp tuổi V là 154,0 tấn/ha, và cấp tuổi VI là 167,4 tấn/ha. Giá trị tích lũy các bon của rừng phụ thuộc vào sinh trưởng của rừng. Giá trị tích lũy các bon bình quân của cho một ha rừng Đước sẽ từ 8,1 – 33,6 triệu/ha đối với cấp tuổi I, từ 15,4 – 64,2 triệu/ha cho cấp tuổi II; từ 19,7 – 81,9 triệu/ha với cấp tuổi III; khoảng 25,8 – 107,3 triệu/ha cho cấp tuổi IV, từ 29,8 – 124,4 triệu/ha với cấp tuổi V và cấp tuổi VI từ 32,5 – 135,2 triệu/ha. Như vậy, so với các giá trị hiện tại khác mà người trồng rừng có thể thu được thì giá trị tích lũy các bon của rừng là khá cao

Tải xuống

Số lượt xem: 81
Tải xuống: 39

Đã Xuất bản

30/12/2017

Cách trích dẫn

Thị Hà, N., Ngọc Nam, V., & Thị Hoa, N. (2017). GIÁ TRỊ TÍCH LŨY CÁC BON CỦA RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculta Blume) TẠI TỈNH CÀ MAU. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 101–107. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1023

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả