ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA SẾN MỦ (Shorea roxburghii G. Don) DƯỚI TÁN RỪNG KÍN THƯỜNG XANH ẨM NHIỆT ĐỚI Ở KHU VỰC TÂN PHÚ THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Lê Hồng Việt Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Phạm Văn Hường Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Thị Hà Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Chu Tuấn Anh

Từ khóa:

rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, Sến mủ, tái sinh tự nhiên, Tân Phú – Đồng Nai, trạng thái rừng

Tóm tắt

Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu về đặc điểm tái sinh tự nhiên của Sến mủ dưới tán ba trạng thái rừng giàu, trung bình và nghèo thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai. Kết cấu loài cây gỗ của ba trạng thái rừng đã được nghiên cứu dựa trên 9 ô tiêu chuẩn điển hình (OTC) với kích thước 0,25 ha/ô. Tái sinh tự nhiên của Sến mủ trong mỗi trạng thái rừng được thu thập từ 45 ô dạng bản (ODB) với kích thước 16 m2 (4*4 m). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ ưu thế của Sến mủ gia tăng dần từ trạng thái rừng nghèo (IVI = 21,8%) đến trạng thái rừng trung bình (IVI = 26,8%) và trạng thái rừng giàu (IVI = 29,2%). Cây tái sinh Sến mủ đóng vai trò ưu thế trong tổ thành tái sinh ở cả ba trạng thái rừng; trong đó tỷ lệ số cây giảm dần từ trạng thái rừng giàu (38,0%) đến trạng thái rừng trung bình (35,6%) và trạng thái rừng nghèo (24,5%). Sến mủ tái sinh liên tục dưới tán rừng. Mật độ cây tái sinh Sến mủ ở trạng thái rừng giàu (2.375 cây/ha) cao hơn tương ứng 1,2 lần và 2 lần so với trạng thái rừng trung bình (2.000 cây/ha) và trạng thái rừng nghèo (1.188 cây/ha). Số lượng cây tái sinh Sến mủ có triển vọng (Hvn > 200 cm và chất lượng tốt) thay thế lớp cây mẹ đạt cao nhất ở trạng thái rừng trung bình (344 cây/ha), kế đến là trạng thái rừng giàu (281 cây/ha), thấp nhất ở trạng thái rừng nghèo (187 cây/ha).

Tải xuống

Số lượt xem: 20
Tải xuống: 4

Đã Xuất bản

29-06-2021

Cách trích dẫn

Hồng Việt, L., Văn Hường, P., Thị Hà, N., & Tuấn Anh, C. (2021). ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA SẾN MỦ (Shorea roxburghii G. Don) DƯỚI TÁN RỪNG KÍN THƯỜNG XANH ẨM NHIỆT ĐỚI Ở KHU VỰC TÂN PHÚ THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 050–056. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/473

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>