NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH Ủ PHÂN COMPOST TỪ VỎ LỤA HẠT ĐIỀU


Các tác giả

  • Phan Thị Thanh Thủy Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Văn Việt Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Bùn hoạt tính, chế phẩm sinh học, hạt điều, hiếu khí, phân hữu cơ

Tóm tắt

Hạt điều ở Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây về cả số lượng và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, đa số hạt điều sau khi được thu hoạch, chế biến lấy nhân còn lại phần vỏ được thải bỏ gây ảnh hưởng đến môi trường. “Nghiên cứu quy trình ủ phân Compost từ vỏ lụa hạt điều” được thực hiện với mục đích tận dụng, tái chế phế phẩm nhằm giảm tác hại đến môi trường và giảm chi phí sản xuất nông nghiệp cho người dân. Sau 30 ngày ủ compost với vật liệu vỏ lụa hạt điều gồm mô hình có bổ sung bùn hoạt tính và bổ sung chế phẩm sinh học Trichoderma cho thấy quá trình phân hủy hiếu khí diễn ra khá tốt. Kết quả vỏ lụa hạt điều có bổ sung chế phẩm sinh học Trichoderma có chất lượng compost tốt nhất, nhiệt độ trong khối ủ dao động trong khoảng 25,80C – 56,20C, tỷ lệ N : P : K = 1,5% : 2,1% : 1,8%, hàm lượng cacbon dao động từ 52,1% - 34,86%, độ ẩm của khối ủ được duy trì từ 44% đến 64%, độ giảm sụt khối ủ còn lại 37,5%. Nghiên cứu đã kiểm tra khả năng nảy mầm, sinh trưởng, phát triển của hạt đậu đen trên sản phẩm compost vừa ủ xong, kết quả hạt đậu đen đã nảy mầm bình thường và phát triển tương đối tốt trên sản phẩm compost. Sau 30 ngày gieo trồng, khả năng sinh trưởng về chiều cao và động thái ra lá của cây đậu đen trong 3 mô hình compost khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tải xuống

Số lượt xem: 414
Tải xuống: 452

Đã Xuất bản

30/12/2017

Cách trích dẫn

Thị Thanh Thủy, P., & Văn Việt, N. (2017). NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH Ủ PHÂN COMPOST TỪ VỎ LỤA HẠT ĐIỀU. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (6), 132–140. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/1027

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>