ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN NÉN ÉP ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, CƠ HỌC CỦA GỖ KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)


Các tác giả

  • Lê Ngọc Phước Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Văn Chương Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Mạnh Tường Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Minh Sơn Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ

Từ khóa:

Độ đàn hồi trở lại của gỗ, Keo lai, nén gỗ, nhiệt độ ép, thời gian ép

Tóm tắt

Nén gỗ là một phương pháp xử lý nhằm nâng cao một số tính chất cơ học, vật lý của gỗ. Để nén gỗ Keo lai cho được kết quả tốt nhất cần xác định đúng quy trình công nghệ cũng như trị số của các thông số công nghệ nén ép. Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian nén ép tới một số tính chất vật lý, cơ học của gỗ Keo lai, cụ thể như sau: Gỗ được xử lý mềm hóa bằng phương pháp hấp ở nhiệt độ 1100C trong vòng 30 phút, sau đó hóa mềm bằng máy ép nhiệt ở nhiệt độ 1400C, thời gian 10 phút, áp suất 2,0 MPa; tiếp đó là xả ẩm 2 lần trong thời gian 10 phút. Đến công đoạn chính gỗ Keo lai được nén ở các chế độ nén khác nhau, cụ thể với 3 mức thời gian 10 phút, 20 phút và 30 phút; với 3 mức nhiệt độ 1300C, 1400C và 1500C. Gỗ sau khi nén ép được xử lý trong lò sấy ở nhiệt độ 1000C, thời gian 10 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính chất cơ học, vật lý của gỗ được cải thiện rõ rệt, cụ thể: Khối lượng riêng tăng từ 0,55 g/cm3 lên 0,83 g/cm3; độ bền uốn tĩnh tăng từ 88,0 MPa lên 93,0 MPa; độ bền nén dọc tăng từ 42,4 MPa lên 52,4 MPa; đặc biệt cấu trúc gỗ đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, cấu trúc gỗ không bị phá vỡ, mật độ gỗ tăng cao. Độ rỗng của gỗ sau khi nén được quan sát qua ảnh SEM có độ rỗng trên mặt cắt ngang giảm 28,9% (độ rỗng của gỗ chưa nén éplà 19,16% và độ rỗng sau khi nén ép là 13,61%).

Tải xuống

Số lượt xem: 53
Tải xuống: 8

Đã Xuất bản

30/06/2018

Cách trích dẫn

Ngọc Phước, L., Văn Chương, P., Mạnh Tường, V., & Minh Sơn, T. (2018). ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN NÉN ÉP ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ, CƠ HỌC CỦA GỖ KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 193–200. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/963

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ