Hiện trạng quản lý và thử nghiệm xây dựng mô hình xử lý phân gà tạo nguyên liệu cho sản xuất phân bón hữu cơ tại tỉnh Phú Thọ


Các tác giả

  • Đinh Hồng Duyên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Phan Quốc Hưng Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Tú Điệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Tất Thủy Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch

Từ khóa:

Phân bón hữu cơ, phân gà, tỉnh Phú Thọ, ủ phân

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm đánh giá sơ bộ tình hình quản lý phân gà trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đồng thời thử nghiệm xây dựng một số mô hình xử lý phân gà bằng chế phẩm vi sinh nhằm tạo nguyên liệu cho sản xuất phân bón hữu cơ. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy: tổng đàn gà của tỉnh Phú Thọ năm 2020 là 1.266.500 con, tổng lượng phân gà ước tính là 2.286 tấn/năm. Tại 4 địa điểm điều tra: gà nuôi là gà thịt (68% - 99%); kiểu hình chăn nuôi là vườn chuồng (50-90%); vị trí chăn nuôi ở thành phố Việt Trì và huyện Đoan Hùng là trong khu dân cư (83,33%; 53%), tại Lâm Thao và Phù Ninh là ngoài khu dân cư (58%; 85%); người chăn nuôi chủ yếu thu gom phân vào bao và đem bán, một phần đem ủ để sử dụng. Xây dựng 10 mô hình, trong đó 9 mô hình ủ phân gà với 20%, 30%, 40% các nguyên liệu hữu cơ (than bùn, trấu hun, mùn cưa) và chế phẩm vi sinh vật, công thức đối chứng 100% phân gà. Tại 9 mô hình ủ phân gà, nhiệt độ đống ủ tăng lên ngay ngày thứ 2 và đạt cực đại sau 3 ngày ủ, đồng thời kéo dài 2-3 ngày; mùi hôi giảm đi; hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng dinh dưỡng của nguyên liệu sau ủ cao hơn công thức đối chứng. Như vậy, cần chú ý đến yếu tố độ ẩm, tỷ lệ C/N hoặc mật độ vi sinh vật hữu ích trong quá trình xử lý phân gà nhằm tạo ra loại phân bón hữu cơ mong muốn, đạt các yêu cầu theo QCVN01-189-2019.

Tải xuống

Số lượt xem: 31
Tải xuống: 31

Đã Xuất bản

20/12/2023

Cách trích dẫn

Hồng Duyên, Đinh, Quốc Hưng, P., Tú Điệp, N., & Tất Thủy, Đỗ. (2023). Hiện trạng quản lý và thử nghiệm xây dựng mô hình xử lý phân gà tạo nguyên liệu cho sản xuất phân bón hữu cơ tại tỉnh Phú Thọ. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(5), 029–038. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/96

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng