PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2016


Các tác giả

  • Mai Quyên Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Thị Minh Ngọc Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chi trả dịch vụ môi trường rừng, chính sách, dịch vụ môi trường rừng

Tóm tắt

Chính sách chi trả DVMTR được coi là điểm sáng của ngành lâm nghiệp, là một sáng kiến mới, được các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân quan tâm thực hiện, mang lại hiệu quả có ý nghĩa bước ngoặt trong quản lý lâm nghiệp, được bạn bè quốc tế đánh giá như một điển hình đổi mới. Bài báo phân tích các kết quả thực hiện chính sách giai đoạn 2011 - 2016 về tổ chức thực hiện, về kinh tế, xã hội, môi trường. Tổng số tiền thu được từ DVMTR là 8.219,72 tỷ đồng, đóng góp 22% tổng nhu cầu vốn cho cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011 -2020. Số tiền này được chi trả cho 116.281 chủ rừng, trong đó phần lớn các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư chiếm 98,93%, giúp bảo vệ bảo vệ 5,985 triệu ha rừng chiếm 45% tổng diện tích rừng toàn quốc và hỗ trợ cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng. Ngoài ra, nhận diện một số hạn chế, khó khăn trong thực hiện chính sách như: mức thu tiền DVMTR còn thấp; mới thực hiện với 3 loại dịch vụ, chưa có hướng dẫn thực hiện chi trả trực tiếp, vẫn còn tình trạng tồn nợ tiền DVMTR... Vì vậy, một số công việc cần làm để thực hiện có hiệu quả hơn chính sách: đề xuất tăng đơn giá thu DVMTR, kiên quyết xử lý đối với các đơn vị cố tình nộp chậm, hướng dẫn chi trả trực tiếp và đối với các dịch vụ chưa tiến hành chi trả...

Tải xuống

Số lượt xem: 25
Tải xuống: 14

Đã Xuất bản

30/06/2018

Cách trích dẫn

Quyên, M., & Thị Minh Ngọc, V. (2018). PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 074–083. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/933

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển