THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG LÀM THỰC PHẨM ĐƯỢC KHAI THÁC VÀ BUÔN BÁN Ở TỈNH SƠN LA


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Chuyên Trường Cao đẳng Sơn La
  • Hoàng Thị Hồng Nghiệp Trường Cao đẳng Sơn La

Từ khóa:

Côn trùng thực phẩm, giải pháp quản lý, tần số bắt gặp

Tóm tắt

Côn trùng thực phẩm sau khi thu bắt ngoài tự nhiên không chỉ được sử dụng trong gia đình mà còn được đem buôn bán trên thị trường. Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán định hướng kết hợp với điều tra thực địa đã ghi nhận được 23 loài thuộc 15 họ của 8 bộ côn trùng thực phẩm được buôn bán tại Sơn La. Có 2 bộ côn trùng với số loài chiếm ưu thế là bộ Cánh màng (8 loài, chiếm 34,8%), bộ Cánh thẳng (6 loài, chiếm 26,1%), tiếp đến là bộ Cánh vảy (3 loài, chiếm 31,0%). Các bộ còn lại đều có số loài rất ít, chỉ từ 1 đến 2 loài, chiếm từ 4,3 đến 8,7%. Sâu tre, Sâu chít, Ong đất, Ong khoái, Ong vò vẽ và Ong vàng có giá ổn định, trong khi đó các loài còn lại có giá biến động theo thời vụ thu hoạch. Giá cao nhất được trả cho Ong đất và Ong vò vẽ là 350.000đ/kg. Các loài côn trùng được sử dụng làm thực phẩm ở hầu hết các pha sinh trưởng của côn trùng. Giai đoạn sâu non chiếm số lượng lớn với 19/23 loài, chiếm 82,6%, tiếp đến là pha trưởng thành có 14/23 loài chiếm 60,8%, ít được sử dụng hơn là pha nhộng chỉ có 9/23 loài chiếm 39,1%. Bên cạnh đó một số côn trùng còn cho sản phẩm thương mại khác như mật ong, sáp ong, phấn hoa... có 3/23 loài cho sản phẩm, chiếm 13,0%. Có 8 loài là thường gặp, được ghi nhận ở tất cả các điểm buôn bán (20 điểm chợ với tần số bắt gặp 100%); 11 loài ít gặp và 4 loài hiếm gặp là các loài ong bắt mồi Ong khoái, Ong đất, Ong vò vẽ và Ong vàng. Đã đưa ra được các giải pháp quản lý, phát triển các loài côn trùng làm thực phẩm được buôn bán ở Sơn La gồm: giải pháp về phát triển kinh tế xã hội; giải pháp về tuyên truyền, giáo dục; giải pháp khai thác hợp lý và giải pháp gây nuôi.

Tải xuống

Số lượt xem: 16
Tải xuống: 9

Đã Xuất bản

30-08-2018

Cách trích dẫn

Văn Chuyên, N., & Thị Hồng Nghiệp, H. (2018). THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG LÀM THỰC PHẨM ĐƯỢC KHAI THÁC VÀ BUÔN BÁN Ở TỈNH SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 050–057. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/863

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường