ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SAU TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HƯNG YÊN


Các tác giả

  • Trương Thu Loan Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Hồ Thị Lam Trà Hội Khoa học Đất Việt Nam

Từ khóa:

mô hình sử dụng đất, quản lý đất đai, tập trung, tích tụ, tỉnh Hưng Yên

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất (SDĐ) sau tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tại tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả SDĐ. Các phương pháp sử dụng là thu thập số liệu thứ cấp, thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp đánh giá hiệu quả và phương pháp phân tích SWOT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mô hình sử dụng đất cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đều cho hiệu quả kinh tế cao. Đối với mô hình SDĐ trồng trọt cho GTSX bình quân là 1.560 triệu đồng/ha; GTGT bình quân đạt 331 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn (HQĐV) đạt 1,27 lần. Đối với mô hình SDĐ chăn nuôi GTSX bình quân đạt 12.960 triệu đồng/ha; GTGT bình quân đạt 6.200 triệu đồng/ha. Mô hình SDĐ nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) cho GTSX bình quân đạt 607,5 triệu đồng/ha; GTGT bình quân đạt 323,5 triệu đồng/ha; HQĐV đạt 2,14 lần. Mô hình VAC cho GTSX bình quân đạt 675 triệu đồng/ha; GTGT bình quân đạt 297 - 312 triệu đồng/ha; HQĐV đạt 1,79 - 1,85 lần. Để nâng cao hiệu quả SDĐ sau tích tụ, tập trung đất nông nghiệp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: (i) định hướng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; (ii) phát triển thị trường quyền SDĐ nông nghiệp gắn với thị trường lao động nông thôn; (iii) hoàn thiện chính sách đất đai về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp; (iv) xây dựng thể chế phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (v) phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ.

Tải xuống

Số lượt xem: 48
Tải xuống: 11

Đã Xuất bản

20-12-2023

Cách trích dẫn

Thu Loan, T., Thị Hồng Hạnh, N., & Thị Lam Trà, H. (2023). ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SAU TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH HƯNG YÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 155–166. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/86

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>