MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ ĐA DẠNG LOÀI CÂY GỖ CỦA RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA1 Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY TẠI PHÂN KHU PHỤC HỒI SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, HÀ NỘI


Các tác giả

  • Cao Thị Thu Hiền Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đỗ Hữu Huy Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cấu trúc quần thụ, đa dạng loài cây gỗ, hồ sơ đa dạng, kiểu phân đôi, kiểu xếp hạng, rừng tự nhiên trạng thái IIIA, tầng cây cao

Tóm tắt

Số liệu được thu thập từ 8 ô tiêu chuẩn tạm thời (OTC) tại sườn Đông và sườn Tây của phân khu phục hồi sinh thái, vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội. Mỗi OTC có diện tích 5000 m2 (50 m x 100 m). Trong mỗi OTC, tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên được xác định tên loài, đo đường kính và chiều cao. Kết quả cho thấy đường kính trung bình dao động từ 10,28 cm đến 12,90 cm; chiều cao trung bình nằm trong khoảng 8,57 m đến 9,82 m; tổng tiết diện ngang quần thụ từ 10,08 m2/ha đến 25,48 m2/ha và trữ lượng từ 50,40 m3/ha đến 98,65 m3/ha. Số loài cây trong mỗi OTC biến động từ 42 đến 67 loài; trong đó có 4 đến 6 loài ưu thế và đồng ưu thế. Nhóm loài ưu thế chỉ có ở 3/8 OTC. Phân bố số cây theo cỡ đường kính và chiều cao có thể mô phỏng bằng phân bố lý thuyết Weibull hai và ba tham số. Về đa dạng loài, trạng thái rừng IIIA1 ở sườn Tây đa dạng hơn so với trạng thái rừng IIIA1 ở sườn Đông.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tuấn Bình (2014). Đặc điểm lâm học của rừng kín thường xanh nhiệt đới ở khu vực Mã Đà, tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 22, Tr 99 - 105.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm (2000). Tên cây rừng Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Bộ Khoa học công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007). Sách đỏ Việt Nam: Phần II. Thực vật. Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

Võ Đại Hải (2014). Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng IIA tại khu vực rừng phòng hộ Yên Lập, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3, Tr.3390 –3398.

Nguyễn Thị Thu Hiền, Trần Thị Thu Hà (2014). Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc Gia Vũ Quang – Hà Tĩnh. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3, Tr. 3408 –3416.

Nguyễn Văn Hồng (2010). Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng và xác định mối quan hệ giữa tổ thành loài cây gỗ, loài cây tái sinh với loài cây gỗ, loài cây tái sinh cho LSNG trong rừng tự nhiên thuộc BQL Rừng đặc dụng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Luận văn thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005). Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong Lâm nghiệp. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội); Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 34
Tải xuống: 23

Đã Xuất bản

25/02/2019

Cách trích dẫn

Thị Thu Hiền, C., & Hữu Huy, Đỗ. (2019). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ ĐA DẠNG LOÀI CÂY GỖ CỦA RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIIA1 Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY TẠI PHÂN KHU PHỤC HỒI SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 045–051. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/828

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả