NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA TRÀ TÚI LỌC BA KÍCH (Morinda officianalis How)


Các tác giả

  • Vũ Kim Dung Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Hoàng Thị Huyền Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thành Trung Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Việt Phương Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm

Từ khóa:

Ba kích, cỏ ngọt, Morinda officianalis How, polysaccharide, trà túi lọc

Tóm tắt

Rễ ba kích là nguồn dược liệu quý trong y học cổ truyền, có tác dụng bổ thận, tăng cường gân cốt, tăng sức đề kháng, sức dẻo dai... Rễ ba kích chứa nhiều hoạt chất sinh học như polysaccharide, anthraglycosid, phytosterol, acid hữu cơ, vitamin C, tinh dầu... Để đa dạng cách thức sử dụng nguồn dược liệu quý này, bài báo công bố các kết quả nghiên cứu quy trình sản xuất trà ba kích dạng túi lọc. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ già rễ ba kích tím có hàm lượng polysaccharide rất khác nhau: rễ thành thục chứa 8,37 mg/g, rễ non 6,92 mg/g, rễ già 4,12 mg/g. Nhiệt độ và phương pháp sấy ảnh hưởng lớn đến hàm lượng polysaccharide, pH, đường tổng số và giá trị cảm quan của rễ ba kích: hàm lượng polysaccharide thấp nhất khi sấy ở 40oC (6,31 mg/g), cao nhất ở 60oC (21,61 mg/g). Kích thước bột nguyên liệu 1,0 mm cho điểm cảm quan trung bình cao nhất (18,4 điểm) và tỷ lệ phối chế gồm 50% ba kích + 30% trà nguyên liệu + 20% cỏ ngọt phù hợp cho sản xuất trà ba kích dạng túi lọc.

 

 

 

Tải xuống

Số lượt xem: 77
Tải xuống: 70

Đã Xuất bản

28/04/2019

Cách trích dẫn

Kim Dung, V., Thị Huyền, H., Thành Trung, P., & Việt Phương, N. (2019). NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN CHẤT LƯỢNG CỦA TRÀ TÚI LỌC BA KÍCH (Morinda officianalis How). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (2), 003–010. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/825

Số

Chuyên mục

Công nghệ sinh học và Giống cây trồng