CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH TỈNH BÌNH THUẬN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


Các tác giả

  • Trần Thị Minh Nguyệt Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bình Thuận, chi phí gia nhập thị trường, doanh nghiệp, đào tạo lao động, năng lực cạnh tranh, thủ tục hành chính

Tóm tắt

Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh của Việt Nam (Provincial Competitiveness Index: PCI) đo lường và đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền tỉnh tại Việt Nam. Bình Thuận là tỉnh thành trong những năm qua có chỉ số PCI cao khu vực Nam Trung Bộ. Tỉnh đã có những cố gắng để cải thiện các chỉ số thành phần của chỉ số PCI. Từ 2016 - 2021, chỉ số PCI của Bình Thuận liên tục dao động về điểm số cũng như thứ bậc. Kết quả cho thấy: Các chỉ số thành phần được những doanh nghiệp tại Bình Thuận đánh giá cao và tương đối ổn định trong giai đoạn như sau: Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch; Chi phí không chính thức; Tính năng động của chính quyền tỉnh. Ngược lại, các chỉ số thành phần: Chi phí gia nhập thị trường, cạnh tranh bình đẳng, và đào tạo lao động là những chỉ số giảm điểm và dẫn đến giảm điểm của chỉ số tổng hợp do trọng số cao. Đặc biệt, tỉnh đã có những chính sách thúc đẩy các hoạt động có ảnh hưởng tới những chỉ số trên. Nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, cải thiện đào tạo lao động về chất lượng, thúc đẩy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, giảm chi phí gia nhập thị trường và tăng tính cạnh tranh bình đẳng là giải pháp tỉnh cần tập trung cải thiện trong giai đoạn 2022-2025.

Tải xuống

Số lượt xem: 37
Tải xuống: 20

Đã Xuất bản

20/12/2023

Cách trích dẫn

Thị Minh Nguyệt, T. (2023). CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH TỈNH BÌNH THUẬN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 127–136. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/81

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển