CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH BỀN VỮNG CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN


Các tác giả

  • Trần Thị Thu Hà Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phùng Văn Khoa Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Đào Lan Phương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Chính sách đầu tư, cơ chế tài chính bền vững, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, vườn quốc gia

Tóm tắt

Việt Nam có 2.155.178 ha rừng đặc dụng, chiếm 14,87% tổng diện tích rừng, với trên 96% là rừng tự nhiên có mức độ đa dạng sinh học cao. Phần lớn diện tích này đều do các ban quản lý rừng đặc dụng quản lý, phân bố trên khắp cả nước. Mục tiêu của của nghiên cứu là nhằm đánh giá tình hình thực hiện chính sách đầu tư và cơ chế tài chính, trên cơ sở đó đề xuất các chính sách đầu từ và cơ chế tài chính bền vững cho hoạt động của các vườn quốc gia (VQG) và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy còn nhiều vướng mắc, hạn chế liên quan đến cơ chế chính sách, cơ hội tiếp cận, khả năng huy động và thu hút vốn đầu tư và cơ chế quản lý tài chính của các VQG/KBTTN, dẫn đến hiệu quả bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng chưa cao, khả năng tự chủ tài chính của các ban quản lý rừng đặc dụng hạn chế. Các đề xuất tập trung vào hai nhóm gồm: (i) nguồn và cơ chế tài chính từ ngân sách nhà nước với 07 đề xuất; (ii) nguồn và cơ chế tài chính ngoài ngân sách nhà nước với 06 đề xuất.

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và PTNT (2019). Quyết định số 911/QĐ-BNN-TCLN ngày 19 tháng 3 năm 2019 Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2018. Hà Nội

Nguyễn Viết Cách (2018) Chính sách đầu tư, cơ chế tài chính cho các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam: Thực trạng, đánh giá và định hướng chính sách đầu tư, xây dựng cơ chế tài chính bền vững cho các khu bảo tồn. Báo cáo tham luận trình bày tại Hội thảo “Rà soát, xây dựng và đề xuất ban hành chính sách đầu tư tài chính bền vững cho hoạt động của hệ thống các khu rừng đặc dụng - phòng hộ phù hợp với Luật chuyên ngành, Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công”, ngày 5 tháng 12 tại Trường Đại học Lâm nghiệp

Emerton, L., Phạm Xuân Phương, Hà Thị Mừng (2011). Cơ chế tài chính dành cho khu bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam: Bài học kinh nghiệm và định hướng tương lai. Hà Nội: GIZ Việt Nam.

Lê Thu Hoa, & Vũ Thị Hoài Thu (2012). Xây dựng cơ chế tài chính bền vững cho bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại các Vườn Quốc gia của Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 180(6/2012), 16-22.

Tổng cục Lâm nghiệp (2018). Kết quả công tác quản lý bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2018 và kế hoạch triển khai công tác năm 2019. Báo cáo tại Hội nghị công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2018, ngày 22 đến 24 tháng 11 năm 2019 tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Trần Thị Thu Hà và cộng sự (2018). Rà soát, xây dựng và đề xuất ban hành chính sách đầu tư tài chính bền vững cho hoạt động của hệ thống các khu rừng đặc dụng - phòng hộ phù hợp với Luật chuyên ngành, Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công. Báo cáo tư vấn thuộc Dự án Tăng cường năng lực quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ. Hà Nội

Trương Tất Đơ (2018). Cơ chế tài chính bền vững cho hoạt động của hệ thống các khu rừng đặc dụng và phòng hộ tại Việt Nam. Báo cáo tham luận trình bày tại Hội thảo “Rà soát, xây dựng và đề xuất ban hành chính sách đầu tư tài chính bền vững cho hoạt động của hệ thống các khu rừng đặc dụng - phòng hộ phù hợp với Luật chuyên ngành, Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công”, ngày 5 tháng 12 tại Trường Đại học Lâm nghiệp.

Tải xuống

Số lượt xem: 114
Tải xuống: 37

Đã Xuất bản

10/04/2020

Cách trích dẫn

Thị Thu Hà, T., Văn Khoa, P., & Lan Phương, Đào. (2020). CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH BỀN VỮNG CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 122–132. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/773

Số

Chuyên mục

Kinh tế, Xã hội và Phát triển