XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG LÒ XO CỌC KHI THIẾT KẾ HỆ MÓNG CỌC ĐÀI THẤP THEO MÔ HÌNH NỀN WINKLER


Các tác giả

  • Vũ Minh Ngọc Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Văn Thuyết Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hệ số nền, móng cọc, nền Winkler

Tóm tắt

Quan điểm mới trong tính toán kết cấu ngầm là tính toán có kể đến sự tương tác đàn hồi giữa đất nền và các bộ phận của kết cấu ngầm. Đối với móng cọc đài thấp, các cọc trong đài được mô hình bằng các gối đàn hồi theo phương đứng với độ cứng hữu hạn và với độ cứng vô cùng lớn trong mặt phẳng ngang. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến hành tính toán độ cứng lò xo cọc theo bốn phương pháp gồm: thí nghiệm nén tĩnh theo tiêu chuẩn Việt Nam và Hoa Kỳ, tiêu chuẩn nền móng và kết quả thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT cho cọc đường kính 800 mm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Cùng điều kiện địa chất tại một lỗ khoan cố định, các phương pháp tính khác nhau cho kết quả có độ cách biệt rất lớn đến 5 lần; 2) Khi đài móng có cùng chiều cao, sử dụng cọc đường kính 800 mm với độ cứng lò xo cọc càng lớn thì chênh lệch giữa lực phân phối vào cọc lớn nhất và nhỏ nhất trong đài càng tăng, khoảng dao động từ lớn nhất là (0,85÷4,34%) với đài cao 2 m và nhỏ nhất là (0,45÷2,37%) với đài cao 2,5 m. Điều đó có nghĩa chiều cao đài càng lớn thì sự phân phối lực tác dụng vào đầu cọc càng đều hơn; 3) Trong số bốn phương pháp tính toán độ cứng lò xo cọc trong mô hình nền đàn hồi, phương pháp tính toán theo tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 và tiêu chuẩn ASTM (D1143) cho kết quả tải trọng phân phối lên cọc gần với tính toán lý thuyết nhất với sai số nhỏ hơn 0,5%.

Tải xuống

Số lượt xem: 292
Tải xuống: 94

Đã Xuất bản

28/08/2019

Cách trích dẫn

Minh Ngọc, V., & Văn Thuyết, P. (2019). XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG LÒ XO CỌC KHI THIẾT KẾ HỆ MÓNG CỌC ĐÀI THẤP THEO MÔ HÌNH NỀN WINKLER. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 134–143. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/759

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ