BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA RỪNG TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH VÀ GIÀU TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Nguyễn Thanh Tuấn Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Trần Thanh Cường Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam Bộ

Từ khóa:

Chỉ số góc, chỉ số ưu thế, độ hỗn loài, mức độ tập trung tán, quan hệ không gian

Tóm tắt

Dựa vào dữ liệu điều tra trên 2 ô định vị diện tích 1 ha thuộc trạng thái rừng trung bình và rừng giàu tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai trong năm 2013 và 2018. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, tiến hành xác định tên loài, đường kính ngang ngực, chiều cao, đường kính tán, vị trí của tất cả các cây gỗ (D > 5 cm). Bài báo sử dụng 4 chỉ tiêu: Độ hỗn loài (M), chỉ số góc (W), mức độ tập trung tán (C) và chỉ số ưu thế (U) để phân tích đặc điểm cấu trúc không gian giữa các cây láng giềng, từ đó làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc và động thái của các trạng thái rừng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các cây trong ô tiêu chuẩn có phân bố ngẫu nhiên (0,52 < W < 0,55) và các cây phân bố đều ở các tầng tán rừng (U » 0,5). Mức độ hỗn loài rất cao (M » 0,9), trong đó rừng trung bình có khoảng 60 loài và số lượng loài có xu hướng giảm theo thời gian. Ngược lại, rừng giàu có trên 50 loài và số lượng loài có xu hướng tăng từ năm 2013 đến năm 2018. Trong các ô tiêu chuẩn độ giao tán giữa các cây thưa (0,25 < C < 0,5) và có xu hướng giảm rõ rệt trong chu kỳ điều tra. Hơn nữa, trạng thái rừng trung bình mức độ giao tán cao hơn so với rừng giàu. Kết quả của nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho việc định lượng giá trị rừng, điều tiết quá trình sinh trưởng, tái sinh rừng và đa dạng sinh học, nhằm bảo vệ phát triển, nâng cao chất lượng tài nguyên rừng theo hướng bền vững và lâu dài tại khu vực nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

Balanda, M. (2013). Spatio-temporal structure of natural forest: A structural index approach. Beskydy, 5(2): 163-172.

Chai, Z., Sun, C., Wang, D., & Liu, W. (2016). Interspecific associations of dominant tree populations in a virgin old-growth oak forest in the Qinling Mountains, China. Botanical studies, 57(1): 1-13.

Doležal, J., Šrutek, M., Hara, T., Sumida, A., & Penttilä, T. (2006). Neighborhood interactions influencing tree population dynamics in nonpyrogenous boreal forest in Northern Finland. Plant Ecology, 185(1): 135-150.

Gadow, K. V., Zhang, C. Y., Wehenkel, C., Pommerening, A., Corral-Rivas, J., Korol, M.,... & Zhao, X. H. (2012). Forest structure and diversity. In Continuous cover forestry. Springer, Dordrecht, 29-83.

Getzin, S., Dean, C., He, F., A. Trofymow, J., Wiegand, K., & Wiegand, T. (2006). Spatial patterns and competition of tree species in a Douglas‐fir chronosequence on Vancouver Island. Ecography, 29(5): 671-682.

Gu, L., O'Hara, K. L., Li, W. Z., & Gong, Z. W. (2019). Spatial patterns and interspecific associations among trees at different stand development stages in the natural secondary forests on the Loess Plateau, China. Ecology and Evolution, (9): 6410–6421.

Harms, K., Wright, S., Calderon, O., Hernández, A.& Herre, E.A. (2000) Pervasive density-dependent recruitment enhances seedling diversity in a tropical forest. Nature 404 (6777): 493–495.

Harper, K. A., Bergeron, Y., Drapeau, P., Gauthier, S., & De Grandpré L. (2006). Changes in spatial pattern of trees and snags during structural development in Picea mariana boreal forests. Journal of Vegetation Science, 17(5): 625-636.

Hui, G., Zhang, G., Zhao, Z. & Yang, A.M. (2019). Methods of Forest Structure Research: a Review. Curr Forestry Rep, (5): 142–154.

Kreutz, A., Aakala, T., Grenfell, R., & Kuuluvainen, T. (2015). Spatial tree community structure in three stands across a forest succession gradient in northern boreal Fennoscandia. Silva Fennica, 49(2): 1-14.

Malkinson, D., Kadmon, R., & Cohen, D. (2003). Pattern analysis in successional communities–an approach for studying shifts in ecological interactions. Journal of Vegetation Science, 14(2): 213-222.

Nguyễn Hồng Hải, Phạm Văn Điển, Đỗ Anh Tuân (2015). Mô hình điểm không gian dựa trên đặc trưng khoảng cách và đường kính của cây rừng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2): 224-131.

Nguyễn Xuân Quýnh, Ngô Xuân Nam, Trần Anh Đức, Nguyễn Anh Diệp (2010). Nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc da cam dioxin lên quá trình diễn thế các hệ sinh thái và sự biến đổi cấu trúc gen, protein của một số loài sinh vật tại khu vực Mã Đà. Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Văn Thêm & Nguyễn Tuấn Bình (2016). Chỉ số đa dạng về cấu trúc đối với rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà tỉnh Đồng Nai. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp (4): 4646-4654.

Pastorella, F., & Paletto, A. (2013). Stand structure indices as tools to support forest management: an application in Trentino forests (Italy). Journal of Forest Science, 59(4): 159-168.

Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ (2009). Kết quả điều tra xây dựng danh lục thực vật rừng - Danh lục thực vật rừng Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu. Tài liệu lưu hành nội bộ.

Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ (2008). Báo cáo kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tháng 12/2008. Tài liệu lưu hành nội bộ.

Team, R. C. (2018). R: A language and environment for statistical computing. R Foundation for Statistical Computing, Vienna.

Wan, P., Zhang, G., Wang, H., Zhao, Z., Hu, Y., Zhang, G.,. & Liu, W. (2019). Impacts of different forest management methods on the stand spatial structure of a natural Quercus aliena var. acuteserrata forest in Xiaolongshan, China. Ecological informatics, 50: 86-94.

Zhang, L., Hui, G., Hu, Y., & Zhao, Z. (2018). Spatial structural characteristics of forests dominated by Pinus tabulaeformis Carr. PloS one, 13(4): 1-14.

Tải xuống

Số lượt xem: 37
Tải xuống: 14

Đã Xuất bản

10/04/2020

Cách trích dẫn

Thanh Tuấn, N., & Thanh Cường, T. (2020). BIẾN ĐỔI CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA RỪNG TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH VÀ GIÀU TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (1), 062–071. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/752

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2