SỬ DỤNG CÂY HOA THỜI VỤ TRONG TRANG TRÍ CẢNH QUAN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN


Các tác giả

  • Đặng Văn Hà Văn Hà Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Yến Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Cây hoa trang trí cảnh quan, hiện trạng cây hoa thời vụ, hoa thời vụ, ứng dụng cây hoa thời vụ

Tóm tắt

Để đánh giá được hiện trạng sử dụng cây hoa thời vụ tại khu vực Hà Nội, nhóm tác giả đã điều tra tại 15 địa điểm với các nhóm khu chức năng khác nhau: khu di tích, công viên và cơ quan công sở. Kết quả điều tra đã thống kê được 18 loài cây hoa thời vụ, thuộc 18 chi, 11 họ và 9 bộ, trong đó số loài thuộc họ Cúc – Asteraceae chiếm nhiều nhất (6/18 loài). Trong 3 nhóm khu chức năng, công viên là nhóm khu có tỷ lệ diện tích trồng cây hoa thời vụ là lớn nhất (39,84%), tiếp đến là nhóm khu cơ quan công sở (chiếm 33,95%) và nhóm khu di tích là 26,21%. Tuy nhiên, nhóm khu di tích lại có số loài đa dạng nhất 17/18 loài, trong khi nhóm khu công viên chỉ có 5/18 loài. Tổng diện tích được sử dụng để trồng, thay thế cây hoa thời vụ tại 15 địa điểm điều tra là 14.480 m2, trong đó 5 loài được trồng nhiều nhất, đó là: Cúc cánh giấy, Cúc sao nháy, Dừa cạn, Vạn thọ và Xác pháo. Cây hoa thời vụ được trồng nhiều nhất vào vụ Thu – Đông. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, nhóm tác giả đã đề xuất được 49 loài cây hoa thời vụ phục vụ trang trí cảnh quan thành phố Hà Nội và một số giải pháp phát triển. Kết quả nghiên cứu này là tiền đề cho những nghiên cứu ứng dụng cây hoa thời vụ trang trí cảnh quan tại khu vực Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 70
Tải xuống: 82

Đã Xuất bản

28/08/2019

Cách trích dẫn

Văn Hà, Đặng V. H., & Thị Yến, N. (2019). SỬ DỤNG CÂY HOA THỜI VỤ TRONG TRANG TRÍ CẢNH QUAN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 040–047. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/722

Số

Chuyên mục

Lâm học và Điều tra quy hoạch rừng

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>