THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT ĂN ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM CỦA CỘNG ĐỒNG K’HO: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI RỪNG PHÒNG HỘ NAM BAN, TỈNH LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Hợp Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Bùi Mạnh Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Nguyễn Thị Hà Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Phạm Văn Hoàng Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Ban

Từ khóa:

cộng đồng K’Ho, kiến thức bản địa, rừng phòng hộ Nam Ban, thành phần loài, thực vật ăn được

Tóm tắt

Thực vật ăn được trong tự nhiên là nguồn thực phẩm trong các bữa ăn hằng ngày của các cộng đồng bản địa, đồng thời cung cấp và bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này chưa được khám phá dựa trên kinh nghiệm và hiểu biết của cộng đồng K'ho ở Ban Quản lý rừng phòng hộ (RPH) Nam Ban, tỉnh Lâm Đồng. Do đó, nghiên cứu này đã được thực hiện. Các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA), đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA), điều tra tuyến đã được sử dụng để giải quyết các mục tiêu trên. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cộng đồng K’ho có sự hiểu biết đa dạng về những loài thực vật ăn được, kinh nghiệm thu hái, sử dụng và chế biến thực phẩm. Tổng số 93 loài, 79 chi, 47 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch đã được cộng đồng K'ho sử dụng làm thực phẩm. Có 10 dạng sống khác nhau được xác định làm thực phẩm. Chúng phân bố ở 5 môi trường sống, tập trung ở độ cao 1000 m đến 1200 m. Mười bộ phận của thực vật đã được tìm thấy, bên cạnh đó các phương pháp sơ chế để xử lý, loại bỏ chất độc, chát, nhựa cũng đã được xác định. Có 9 cách chế biến thực vật làm thực phẩm đã được cộng đồng K'ho sử dụng để chế biến các món ăn truyền thống như Cháo chua, Canh chua, lá Bét nấu thịt trâu, Biệp pù, Mây nướng,.. Nghiên cứu cũng ghi nhận một số loài thực vật có giá trị được đem bán trên thị trường.

Tải xuống

Số lượt xem: 91
Tải xuống: 24

Đã Xuất bản

12/08/2020

Cách trích dẫn

Văn Hợp, N., Mạnh Hưng, B., Thị Hà, N., & Văn Hoàng, P. (2020). THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT ĂN ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM CỦA CỘNG ĐỒNG K’HO: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI RỪNG PHÒNG HỘ NAM BAN, TỈNH LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (4), 097–107. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/721

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường