Ảnh hưởng của nồng độ ngâm tẩm natri silicat đến một số tính chất vật lý và cơ học của gỗ Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis)


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thắm Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trịnh Hiền Mai Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Trần Công Chi Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Phạm Thị Ánh Hồng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Văn Thao Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Vũ Thị Thu Hiền Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Biến tính gỗ, co rút kích thước, gỗ Keo lai, natri silicat, tỷ lệ rửa trôi hóa chất

Tóm tắt

Bài viết đánh giá sự ảnh hưởng của nồng độ ngâm tẩm natri silicat (SS) đến một số tính chất vật lý và cơ học của gỗ Keo lai bằng phương pháp ngâm tẩm chân không áp lực. Ngoài ra, cấu trúc hiển vi của các mẫu gỗ đối chứng và gỗ biến tính được kiểm tra bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tăng khối lượng (WPG1) của gỗ Keo lai sau biến tính tăng đến 22,53%. Độ bền uốn tĩnh (MOR) và mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE) của gỗ được cải thiện đáng kể, lần lượt tăng đến 60,80% và 57,27%. Tuy nhiên, biến tính bằng SS có tỷ lệ rửa trôi hóa chất cao và không có tác dụng tích cực trong việc cải thiện độ ổn định kích thước của gỗ. Mặt khác, gỗ sau khi biến tính có tỷ lệ co rút kích thước cao ở cả hai chiều tiếp tuyến (βTT) và xuyên tâm (βXT). Ở nồng độ ngâm tẩm SS cao nhất (25%), βTT và βXT tương ứng lên đến 23,35% và 11,79%. Sự biến dạng và co lại của các mạch gỗ và vách tế bào gỗ Keo lai sau biến tính được quan sát qua các hình ảnh SEM.

Tải xuống

Số lượt xem: 74
Tải xuống: 24

Đã Xuất bản

13/12/2023

Cách trích dẫn

Thị Thắm, N., Hiền Mai, T., Công Chi, T., Thị Ánh Hồng, P., Văn Thao, N., & Thị Thu Hiền, V. (2023). Ảnh hưởng của nồng độ ngâm tẩm natri silicat đến một số tính chất vật lý và cơ học của gỗ Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, 12(6), 130–138. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/71

Số

Chuyên mục

Kỹ thuật và Công nghệ