HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia hybrid) TẠI TỈNH ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Phú Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai
  • Trần Quang Bảo Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Lã Nguyên Khang Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Hiệu quả kinh tế và xã hội, Keo lai, rừng trồng, sinh trưởng rừng

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế và xã hội cho rừng trồng Keo lai cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, dăm gỗ và gỗ lớn trên các cấp tuổi khác nhau tại tỉnh Đồng Nai. Tổng số 54 ô tiêu chuẩn diện tích 500 m2 (25 m x 20 m) đã được lập để tiến hành thu thập thông tin về sinh trưởng, chi phí đầu tư cho rừng trồng, giá gỗ cây đứng và thu nhập bán gỗ. Ngoài ra, chỉ số NPV, BCR và IRR được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các cấp tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trữ lượng rừng trồng ở các ô tiêu chuẩn khảo sát đạt từ 32,06 m3/ha (rừng 3 tuổi) đến 192,38 m3/ha (rừng 9 tuổi), doanh thu đạt từ 28,85 - 219,31 triệu đồng/ha. Lợi nhuận ròng (NPV) đạt từ 7,16 - 105,71 triệu/ha. Tỷ suất thu hồi vốn (IRR) đạt 14,7% (rừng 9 tuổi) đến 37,4% (rừng 3 tuổi). Hiệu suất đầu tư (BCR) đạt từ 1,42 đến 5,39 đồng. Trồng rừng cũng đã tạo công ăn việc làm cho người dân, trung bình 200 - 250 công/ha/chu kỳ 7 năm, ngoài ra còn tạo ra công ăn việc làm gián tiếp cho nhiều người khác làm dịch vụ liên quan đến gỗ rừng trồng Keo lai, góp phần ổn định xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Tải xuống

Số lượt xem: 85
Tải xuống: 59

Đã Xuất bản

24/11/2020

Cách trích dẫn

Văn Phú, N., Quang Bảo, T., & Nguyên Khang, L. (2020). HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia hybrid) TẠI TỈNH ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP, (3), 105–113. Truy vấn từ https://journal.vnuf.edu.vn/vi/article/view/636

Số

Chuyên mục

Quản lý tài nguyên và Môi trường

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>